Trong bài viết dưới đây, trung tâm tiếng Anh giao tiếp Đà Nẵng 4Life English Center (e4Life.vn) đã tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp thường dùng trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tìm hiểu học mỗi ngày để có thể tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài.
- 400 câu bài tập phát âm tiếng Anh cực hay ôn luyện thi THPTQG hiệu quả
- TOP 10 APP HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HIỆU QUẢ NHẤT
- Tải ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em miễn phí trên máy tính
- 40 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm thông dụng nhất
- Cách học flashcard từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
1. Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp
1.1. Cấu trúc S + SPEND + N + ON SOMETHING/V-ING
Cách dùng: Cấu trúc Spend…on được hiểu đầu tư hay dành cái gì vào việc gì và được sử dụng trong những câu mang ý nghĩa như vậy.
Bạn đang xem: 16+ Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp phổ biến
Ví dụ:
- I spend 3 hours learing communication structures daily english a day (Tôi dành 2 giờ mỗi ngày để học các cấu trúc câu tiếng anh giao tiếp thường hàng ngày).
- He spend 9 hours working a day (Anh ấy dành 10 giờ mỗi ngày để làm việc).
1.2. Cấu trúc S + TOBE + INTERESTED IN + N/V-ING
Cách dùng: Cấu trúc Interested in được sử dụng để nói đến một sở thích, mối quan tâm của ai đó.
Ví dụ:
- He is interested in going fishing (Anh ấy quan tâm đến việc mua sắm).
- My father interested in my learing (Ba tôi quan tâm đến việc học của tôi).
1.3. Cấu trúc S + REMEMBER + V-ING
Cách dùng: Cấu trúc Remember doing được sử dụng để nói rằng ai đó nhớ đã làm một việc gì rồi.
Ví dụ:
- I remember visiting this place (Tôi nhớ là đã đến nơi này).
- I remember reading this books (Tôi nhớ là đã đọc những quyển sách này).
1.4. Cấu trúc S + USED TO + V-infinitive
Cách dùng: Cấu trúc Used to được dùng để thuật lại những thói quen mà đã từng có trong quá khứ nhưng đến nay không còn tiếp diễn nữa.
Ví dụ:
- I used to go fishing with my father when I young (Tôi thường đi câu cá với cha hồi còn bé).
- My love used to smoke 8 cigarettes a day (Bạn trai của tôi đã từng hút 8 điếu thuốc một ngày).
1.5. Cấu trúc S + TO BE/GET USED TO + V-ING
Cách dùng: Cấu trúc này thường được dùng để diễn tả một thói quen từ trước đến nay của ai đó.
Ví dụ:
- She is used to getting up early. (Cô ấy đã quen dậy sớm)
- I am used to eating with chopsticks. (Tôi quen với việc dùng đũa để ăn)
1.6. Cấu trúc S + PREFER + N/V-ING + TO N/V-ING
Cách dùng: Cấu trúc Prefer to thường được dùng để so sánh rằng bạn thích một sự vật hoặc hành động này hơn sự vật hoặc hành động kia.
Ví dụ:
- I prefer dog to cat. (Tôi thích chó hơn mèo)
- He prefers watching TV to reading books. (Anh ấy thích xem ti vi hơn là đọc những quyển sách)
1.7. Cấu trúc TO PLAN + TO V + O
Cách dùng: Cấu trúc Plan to do ST sử dụng để trình bày một dự định, kế hoạch mà bạn đang dự định làm.
Ví dụ:
- He planed to go for homeland. (Anh ấy dự định sẽ về quê)
- We planed to go for a picnic. (Chúng tôi có kế hoạch sẽ đi dã ngoại)
1.8. Cấu trúc S + FEEL LIKE + V-ING
Cách dùng: Cấu trúc Feel like mang ý nghĩa là cảm thấy muốn được làm gì đó.
Ví dụ:
- I feel like going for a picnic. (Tôi cảm thấy muốn đi dã ngoại)
- I feel like running away from everything. (Tôi cảm thấy muốn chạy trốn khỏi tất cả)
1.9. Cấu trúc S + V + ADJ/ADV + ENOUGH + FOR SOMEONE + TO DO SOMETHING
Cách dùng: Cấu trúc này thường dùng khi muốn diễn tả ai đó đủ khả năng, điều kiện để làm một điều gì đó.
Ví dụ:
- He is old enough to get married. (Anh ấy đã đủ tuổi để kết hôn)
- They are intelligent enough for me to teach them English. (Họ đủ thông minh để tôi dạy tiếng anh cho họ)
1.10. Cấu trúc S + V + SO + ADJ/ADV + THAT + S + V
Cách dùng: Cấu trúc này thể hiện sự thật diễn ra vượt ngoài khả năng của chủ thể.
- She speaks so soft that we can’t hear anything. (Cô ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi không thể nghe được gì)
- This box is so heavy that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không thể mang nó lên được)
1.11. Cấu trúc S + TO BE + SUCH + A/AN + ADJ + N + THAT +S + V
Cách dùng: Khá giống với cấu trúc So that, cấu trúc này có ý nghĩa được hiểu là quá… đến nỗi mà.
Ví dụ:
- It is such a beautiful picture that everyone wants to have it no matter what. (Đó là một bức tranh đẹp tới nỗi mà ai cũng muốn có được)
- It was such a difficult task that not any of us could done. (Đó là bài tập khó đến nỗi mà chẳng ai trong số chúng tôi làm được cả)
1.12. Cấu trúc MAKE SURE + THAT + S + V
Cách dùng: Cấu trúc Make sure được hiểu là một sự đảm bảo rằng chắc chắn về một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
- Don’t forget to make sure that your partners sign on the contract. (Đừng quên là phải đảm bảo rằng đối tác kí vào hợp đồng nhé)
- I want to make sure that she gets there on time. (Tôi muốn chắc chắn rằng cô ta sẽ đến đúng giờ)
1.13. Cấu trúc IT IS + VERY KIND + SOMEONE + TO + V
Cách dùng: Cấu trúc này để nói về một ai đó thật tốt bụng khi làm một việc gì.
Ví dụ:
- It is very kind of you to help me with my motobike. (Cậu thật tốt vì đã giúp tôi sửa xe máy)
- It is very kind of her to help me do the homework. (Cô ấy thật tốt bụng đã giúp tôi làm bài tập về nhà)
1.14. Cấu trúc FIND IT + ADJ + TO + V
Cách dùng: Cấu trúc này nói về cảm nhận của một ai đó khi làm gì.
Ví dụ:
- I find it easy to learn English. (Tôi cảm thấy thật dễ dàng để học tiếng Anh)
- He finds it very difficult to solve the hygiene problem. (Anh ấy thấy rằng rất khó để giải quyết vấn đề vệ sinh)
1.15. Cấu trúc IT + TAKE + SOMEONE + THỜI GIAN + TO + V
Cách dùng: Đây là cấu trúc để chỉ khoảng thời gian bao lâu để làm một việc gì đó.
Ví dụ:
- It took us 16 hours to travel from Danang to Hanoi by car (Chúng tôi mất 16 tiếng để đi từ Đà Nẵng đến Hà Nội bằng ô tô).
- It will take me 3 hours to finish this exercise (Tôi sẽ mất khoảng 3 tiếng để hoàn thành bài tập này).
1.16. Cấu trúc S + WOULD RATHER + V + THAN + V
Cách dùng: Cấu trúc Would rather thường được dùng để nói răng ai đó thích làm gì hơn làm gì.
Ví dụ:
- He’d rather read books than play video games (Anh ấy thích đọc sách hơn là chơi điện tử).
- I’d rather learn English than learn Korean (Tôi thích học tiếng Anh hơn là học tiếng Hàn Quốc).
1.17. Cấu trúc KEEP PROMISE
Cách dùng: Có ý nghĩa là giữ đúng lời hứa.
Ví dụ:
- Keeping promise is the important factor of winning someone’s trust (Giữ lời hứa là yếu tố quan trọng của việc lấy lòng tin của một ai đó).
- I want you to keep your promise! (Tôi muốn bạn phải giữ đúng lời hứa)
1.18. Cấu trúc RELY + ON + SOMEONE
Cách dùng: Đây là cấu trúc để nói về sự tin cậy vào một người nào đó> Ví dụ:
- You can rely on me (Cậu có thể tin tưởng vào ai đó).
- She is an expert in advertising, you can rely on her (Cô ta là một chuyên gia quảng về lĩnh vực quảng cáo, cậu có thể tin tưởng vào cô ta).
2. Cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trong giao tiếp như người bản xứ
Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có những quy tắc về ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên trong khi giao tiếp đôi khi chúng ta cũng có thể phá vỡ những quy tắc đó. Trong ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp thường dùng hàng ngày, người bản xứ vẫn thường sử dụng sai cấu trúc khi giao tiếp nhưng vẫn có thể hiểu được nhau. Sau đây chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn một số quy tắc mà người bản địa thường phá vỡ khi giao tiếp.
2.1. Không dùng liên kết từ ở đầu câu
Những liên kết từ thường được sử dụng để nối các phần trong một câu lại với nhau chẳng hạn như “but” – nhưng, “or” – hoặc, “beacause” – vì, “however” – tuy nhiên, “instead” – thay vì…
Ví dụ: “I want to go out side, but it’s raining” (Tôi muốn đi ra ngoài nhưng trời lại đang mưa). Đây là một cấu trúc đúng, nhưng đôi khi người bản ngữ thường dùng những liên kết từ ở đầu câu trong giao tiếp: But I don’t care (Nhưng tôi không quan tâm). Nó hiệu quả trong việc nhấn mạnh cái mình muốn nói vì thế bị phá vỡ khá nhiều trong giao tiếp thông thường.
2.2. Không chia động từ nguyên mẫu bằng cách chèn từ vào giữa
Các bạn thường biết răng các động từ nguyên mẫu hay thường đi với “to” chẳng hạn như: to read, to play, to affect,… Ta thường chèn trạng từ vào giữa khi chia động từ nguyên mẫu nhưng nếu đứng quy tắc là trạng từ phải đặt sau động từ nguyên mẫu.
Ví dụ: You are going to eat quickly (Bạn sẽ ăn thật nhanh), thay vì thế người bản xứ lại nói “You are going to quickly eat”. Đây là một câu sai quy tắc nhưng người nghe vẫn có thể hiểu.
2.3. Không đặt giới từ cuối câu
Chúng ta thường được học rằng giới từ được dùng để liên kết các từ hoặc các cụm từ nhằm miêu tả vị trí, không gian hoặc thời gian… chẳng hạn như các từ “to” – đến, “at” – tại, “on” – ở, “before” – trước, “under” – sau, “front” – đằng trước, “after” – sau đó,…
Quy tắc đúng khi dùng giới từ là không được để giới từ đằng sau, tuy nhiên khi giao tiếp bình thường thì chúng ta vẫn thường nghe thấy: Where you come at? (Bạn đến từ đâu vậy?), I have no idea with (Tôi không có ý tưởng nào hết), Do you come with? (Bạn muốn đi cùng không?),… Việc sử dụng các giới từ ở cuối câu sẽ làm cho nó trở nên tự nhiên và thân thiện hơn khi giao tiếp với bạn bè, người thân.
2.4. Không dùng hai từ phủ định cùng lúc
Chắc hẳn đây không phải là cấu trúc không mấy xa lạ với nhiều người. Vì trong quá trình đi học giảng viên thường đề cập tới vấn đề này. Khi dùng hai từ phù định cùng lúc sẽ dễ gây nhầm lẫn và rắc rối vì hai từ phủ định sẽ biến thành từ khẳng định.
Sử dụng cùng lúc hai từ phù định thường để nhấn mạnh hơn cái họ muốn đề cập. Cấu trúc câu phủ định của phủ định rất phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp thông thường. Ví dụ: I can’t get no satisfaction (Tôi không thể không hài lòng) – nghĩa là tôi rất hài lòng.
2.5. Quy tắc dùng “Less” và “Fewer”
Trong cấu trúc về về ngữ pháp thì “less” dùng cho danh từ số nhiều và “fewer” dùng cho danh từ không đếm được hoặc số ít. Nhưng đôi khi người bản xứ cũng không thể nhớ được cách dùng của 2 từ đó vì thế họ có sử dụng một cách khác.
Ví dụ: I have less oranges than my friend (Tôi có ít cam hơn bạn của tôi).
2.6. Không dùng “They” cho đại từ số ít
Như mọi người cũng biết thì “They” chỉ dành cho số nhiều, có ý nghĩa chỉ một nhóm người. Ví dụ: I have never met those people but they seem friendly (Tôi chưa từng nhìn thấy họ nhưng có vẻ họ rất thân thiện).
Cấu trúc tuy không sai nhưng khi viết bạn muốn ám chỉ về một người nào đó mà không biết chắc giới tính của họ mà vẫn muốn dùng đại từ thay thế thì bạn có thể sử dung “they” đi kèm một động từ: I have never met that person, but they seem friendly (Tôi chưa từng nhìn thấy người đó nhưng có vẻ thân thiện).
Trên đây là tổng hợp những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp mà chúng tôi muốn mang tới cho các bạn. Hy vọng với những gì mà 4Life English Center (e4Life.vn) mang tới sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày và cải thiện cuộc sống của mình.
Tham khảo thêm:
- Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
- 14+ Phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Học Tiếng Anh