Chắc hẳn khi nhắc tới những dòng loa như loa karaoke, loa nghe nhạc, loa âm trần hay loa sân khấu,… thì chúng ta đều thấy rất quen thuộc. Vậy bạn đã từng nghe tới loa cộng hưởng chưa. Đây là một dòng sản phẩm xuất hiện đã khá lâu trên thị trường âm thanh thế giới nhưng tại Việt Nam thì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và lạ lẫm. Vậy loa cộng hưởng là gì? Màng loa cộng hưởng là gì? Cấu tạo, chức năng và cách sử dụng loa này ra sao? Chúng có ưu điểm gì so với các dòng loa thông thường. Hãy cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Khái niệm loa cộng hưởng là gì?
Có nhiều bạn sử dụng loa cộng hưởng nhưng lại không hề biết. Vậy chúng có những điểm gì khác biệt mà lại được xếp riêng ra một loại?
Bạn đang xem: Loa cộng hưởng là gì? Cấu tạo, tác dụng và cách dùng của chúng
Loa cộng hưởng là gì?
Loa cộng hưởng hay còn được biết với tên tiếng anh là resonance speaker hay passive radiator. Là thiết bị loa sử dụng công nghệ cộng hưởng rung đặc trưng để tạo ra âm thanh. Cách hoạt động của chúng là trang bị một lõi rung để biến mặt phẳng rắn như kim loại, thủy tinh hay gỗ,… trở thành vật trực tiếp phát ra âm thanh. Với mỗi chất liệu rắn khác nhau sẽ cho ra được chất lượng âm thanh khác nhau.
Nếu như những dòng loa thông thường chúng ra sử dụng bắt buộc phải có củ loa để phát ra âm thanh thì với loa cộng hưởng thì lại khác. Chúng chỉ có màng loa và khung xương và thực hiện chuyển các tín hiệu âm thanh thành các rung động cơ học mà chúng ta có thể nhìn thấy được khi chúng phát âm thanh. Có thể thấy lõi rung đóng vai trò như một củ loa.
Có thể khái niệm loa cộng hưởng là gì còn khá mơ hồ với nhiều người. Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản, loa cộng hưởng là thiết bị loa có thiết kế nhỏ gọn và sử dụng công nghệ rung cộng hưởng để phát âm thanh.
Cấu tạo loa cộng hưởng đơn giản
Một sản phẩm loa cộng hưởng đơn giản sẽ gồm có các phần chính như:
- Thùng loa cộng hưởng (chính là phần vỏ bao bọc bên ngoài loa)
- Khung xương loa
- Lõi rung
- Màng loa cộng hưởng
Tùy từng nhà sản xuất cũng như dòng loa mà cấu tạo loa cộng hưởng có thể có nhiều điểm khác nhau nhưng về những bộ phận chính kể trên thì không thể thiếu.
Tác dụng của loa cộng hưởng là gì?
- Điểm đặc biệt của loa cộng hưởng đó chính là khả năng biến bất cứ mặt phẳng rắn nào thành vật phát âm thanh nên độ sáng tạo với dòng loa này là rất lớn. Chẳng hạn bạn có thể đặt loa trên bàn, trên sàn nhà và tận hưởng những âm thanh khác nhau. Khi mặt rắn bạn để càng đa dạng thì bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm âm thanh thú vị khác nhau.
- Có thể thấy với loa cộng hưởng người dùng có thể thoải mái khám phá âm thanh theo đúng nghĩa. Bạn có thể đặt loa lên các mặt gỗ để có được âm thanh trầm ấm giàu chất bass để nghe nhạc trữ tình hay đặt loa lên mặt thủy tinh để có được những âm thanh trong trẻo, cuốn hút, đặt trên mặt kim loại để có những âm thanh sắc sảo, mạnh mẽ.
- Ngoài ra các dòng loa cộng hưởng bass có khả năng cộng hưởng tần số thấp để tăng cường tiếng bass giúp tiếng bass sâu và hay hơn. Nhưng nhiều người đánh giá rằng, loa cộng hưởng khó kiểm soát về âm thanh nên dễ gặp phải ù, rè, tiếng bass không gọn khi sử dụng. Nhất là với những sản phẩm chất lượng không tốt.
Khái niệm liên quan tới loa cộng hưởng
Từ phần tìm hiểu cấu tạo loa cộng hưởng chắc nhiều bạn cũng thắc mắc vậy màng loa cộng hưởng là gì, chức năng của chúng ra sao và thường được làm từ vật liệu gì?
Màng loa cộng hưởng là gì?
Màng loa cộng hưởng là một bộ phận quan trọng trong loa cộng hưởng. Nó được thiết kế theo kiểu màng rung thụ động với kích thước nhỏ gọn. Phần màng loa này được coi như một driver loa tuy nhiên lại chỉ gồm màng cao su (gân loa) và một miếng kim loại nặng.
Màng loa cộng hưởng sẽ hoạt động dựa vào luồng khi trong thùng loa. Chúng cũng không kết hợp cùng nam châm và cuộn dây như ở các dòng loa thường.
Tác dụng của màng loa cộng hưởng
- Với những sản phẩm loa có kích thước nhỏ gọn, mini thì khó có thể thiết kế lỗ thông hơi cho loa và cũng không thể bịt kín hay để hở thân loa. Như vậy sẽ không cho được chất âm thanh như mong muốn gây hao phí năng lượng.
- Với màng loa cộng hưởng thì chỉ cần cấp tiếng bass driver sẽ thực hiện đáng ra ngoài một phát sau đó theo lực đàn hồi của màng cao su mà đập lại vào trong tác động vào màng rung này giúp âm bass sinh ra ở phía sau driver không bị giữ lại trong ruột loa. Tiếp tục âm bass này sẽ đánh vào màng rung thụ động để phát ra ngoài.
- Như vậy tác dụng của màng loa cộng hưởng là để cải thiện âm thanh tần số thấp cho loa. Đồng thời nhờ có công nghệ này mà những dòng loa mini không cần thiết kế quá lớn vẫn đảm bảo được chất lượng âm thanh.
- Ngày nay thì có rất nhiều hãng sản xuất âm thanh lựa chọn công nghệ màng thụ động này để chế tạo loa cho hiệu quả vượt trội hơn. Tiêu biểu phải kể đến như JBL, Harman Kardon, Sony, Klipsch, Bose…..
Loa bass cộng hưởng là gì?
Khái niệm loa bass cộng hưởng là gì thực chất là do nhiều người nghe thoáng về khái niệm loa cộng hưởng thấy chúng có tác dụng bổ sung tiếng bass nên nghĩ là loại loa bass cộng hưởng. Nhưng đây chỉ là một cách gọi khác thôi chứ không có gì khác biệt.
>>> Tham khảo thêm:
- [HOT] Các mẫu thùng loa đẹp nhất hiện nay: Toàn dải, sub, ván hở
- Cách thay gân loa bass như thế nào? Liệu có ảnh hưởng gì không
- Cách làm tăng bass cho loa bluetooth,loa kéo, toàn dải, vi tính
Cách sử dụng loa cộng hưởng
Xem thêm : Cách cấu hình NTP Server và NTP Client trong Windows Server 2019
Nói về loa cộng hưởng thì có vẻ khá xa lạ với nhiều người nhưng bạn sẽ thấy sản phẩm này có thiết kế khá giống với các dòng loa bluetooth. Loa cộng hưởng chủ yếu được sử dụng để nghe nhạc rất thích hợp với các dòng nhạc chậm rãi nhẹ nhàng như nhạc vàng, bolero do có khả năng cho âm trầm xuống rất thấp.
Hầu hết các dòng loa cộng hưởng không có thể mạnh về các bản nhạc có tiết tấu nhanh như giao hưởng hay rock vì khi chúng không kiểm soát tốt âm bass nên dễ xảy ra hiện tượng tiếng bass bị lùng bùng. Tất nhiên không phải tất cả các dòng loa đều vậy vì có nhiều hãng sản xuất loa cộng hưởng chất lượng rất tốt mang tới sự hoàn hảo trong âm thanh.
Loa cộng hưởng sẽ sử dụng chính nguồn điện từ thiết bị cấp nguồn nhạc như máy tính, điện thoại hoặc nguồn riêng của loa. Nhiều dòng thì chỉ cần cắm thẻ nhớ trực tiếp để phát nhạc. Nhìn chung cách sử dụng loa cộng hưởng cực kỳ đơn giản.
Phân loại loa cộng hưởng
Loa cộng hưởng có nhiều loại khác nhau nhưng có 3 loại chính thường được ứng dụng trong các sản phẩm hiện có trên thị trường hiện nay đó là:
Loa cộng hưởng rung
Loa cộng hưởng rung là loại được sử dụng phổ biến nhất hoạt động theo nguyên tắc biến các mặt tiếp xúc thành mành loa. Phát âm thanh bằng những rung động cơ học. Các thương hiệu âm thanh nổi tiếng đều ứng dụng công nghệ cộng hưởng để chế tạo ra loa cộng hưởng rung vì chúng mang tới hiệu quả chất âm tốt nhất.
Loa sub cộng hưởng
Loa sub cộng hưởng là dòng loa được chế tạo riêng chỉ để bổ sung tiếng bass cho hệ thống. Tuy nhiên hiện nay thì loại này mới chỉ được chế tạo ở những dòng loa nhỏ vì cơ chế kiểm soát tiếng bass vẫn còn khá hạn chế, những loại loa sub cho các hệ thống lớn như âm thanh hội trường, sân khấu thì chưa có.
Loa cộng hưởng từ
Loa cộng hưởng từ thường sử dụng từ tính để cộng hưởng vì thế chúng sẽ sử dụng các màng kim loại có tính chất từ tính cao. Nhưng loại này cũng ít được sử dụng hơn nhiều so với loa cộng hưởng rung.
Những thương hiệu loa cộng hưởng nổi tiếng hiện nay
Thực tế trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất loa cộng hưởng khác nhau nhưng nếu nói về chất lượng tốt thì phải kể tới những ông lớn như:
Loa bass cộng hưởng Harman Kardon
Harman Kardon là một thương hiệu âm thanh nổi tiếng của Mỹ với nhiều dòng sản phẩm loa nghe nhạc, loa bluetooth mini hay các dòng loa trang trí chất lượng. Rất nhiều sản phẩm của Harman ứng dụng công nghệ cộng hưởng để có được các dòng loa bass cộng hưởng Harman Kardon cho chất lượng âm thanh tuyệt vời.
Loa cộng hưởng JBL
Nhắc tới JBL thì đây không còn xa lạ gì với người dùng Việt Nam. JBL là thương hiệu âm thanh thành công không chỉ ở dòng loa bluetooth mà còn cả loa cộng hưởng.
Loa cộng hưởng JBL có ưu điểm là chất lượng tốt lại đa dạng sự lựa chọn cho người dùng. Kiểu dáng độc đáo hút mắt nên rất nhiều khách hàng yêu thích. Một số sản phẩm loa bluetooth của JBL cũng ứng dụng màng loa cộng hưởng để cho chất lượng âm thanh tốt hơn mà giữ được thiết kế vô cùng nhỏ gọn.
Loa cộng hưởng Sony
Bên cạnh JBL hay Harman thì Sony cũng là một trong những thương hiệu loa cộng hưởng chất lượng mà bạn nên tham khảo. Ưu điểm của loa nhà Sony đó chính là cho chất lượng âm thanh hay chuẩn xác với những âm cao cực sáng trong cùng âm bass chắc gọn.
Top list loa cộng hưởng chất lượng nhất tại Việt Nam
Xem thêm : Giới thiệu Java Logging
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những dòng loa cộng hưởng được nhiều người dùng lựa chọn tại thị trường nước ta. Cụ thể như sau:
1. Loa cộng hưởng Cowin Mighty Dwarf: Giá 1.000.000 đồng
Cowin Mighty Dwarf là một trong những sản phẩm có chất lượng rất tốt. Thiết kế khá độc đáo hình trụ tròn lấy tín hiệu âm thanh trực tiếp từ thẻ nhớ hoặc qua dây 3.5. Loa có thể thay đổi chất lượng âm thanh tùy theo bề mặt bạn để loa thỏa sức cho bạn sáng tạo. Do sản phẩm có mức giá không cao nên chất lượng âm thanh cũng chỉ ở mức vừa phải. Bạn có thể lựa chọn sử dụng để nghe nhạc để ở bàn làm việc với máy tính.
2. Loa cộng hưởng Cowin Magic Cube: Giá 1.990.000 đồng
Cùng hãng với sản phẩm trên nhưng Cowin Magic Cube lại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn về chất âm do trang bị thêm loa phụ trên đỉnh. Đồng thời sản phẩm cũng trang bị kèm hệ thống nút điều khiển và bật tắt EQ thông minh, bổ sung micro.
Thiết kế của Cowin Magic Cube cũng rất độc đáo dạng module gồm 3 phần có thể tách rời và kết nối với nhau bằng lực hút từ tính. Sản phẩm hỗ trợ kết nối qua cổng mini USB, jack micro, khe cắm thẻ nhớ SD.
3. Loa cộng hưởng JBL 3 inch: Giá 200.000 đồng
Do có thiết kế đơn giản nên loa cộng hưởng JBL 3 inch có giá khá rẻ. Sản phẩm làm từ gân cao su có độ dày dặn và độ đàn hồi cao. Màng loa phía trước làm từ kim loại phay xước được bao phủ bảo vệ bởi cao su.
Chất lượng âm thanh ở mức vừa phải không quá tốt, bạn cũng khó đòi hỏi được ở một sản phẩm có giá rẻ như vậy. Ngoài ra thì nhiều dòng loa bluetooth của JBL cũng sử dụng màng loa cộng hưởng nên bạn có thể chọn để sử dụng như Boombox 2, Flip 5, Charge 5, Flip 3,…
4. Loa cộng hưởng rung MU T2 I LOVE MUSIC: Giá 750.000 đồng
MU T2 là dòng loa cộng hưởng rung sẽ biến tất cả các mặt phẳng trong căn phòng của bạn trở thành vật phát âm thanh. Sở hữu thiết kế độc đáo, MU T2 không chỉ là một chiếc loa mà còn như là một điểm nhấn giúp không gian của bạn trở nên độc đáo hơn.
Chất lượng âm thanh của loa cộng hưởng này khá tốt và có khả năng chỉnh bằng remote cực tiện lợi, phát sóng FM.
Mua màng loa cộng hưởng giá tốt ở đâu?
Với sự phổ biến của các dòng loa mini cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng đa dạng hơn mà cũng nhiều đơn vị cung cấp màng loa cộng hưởng, loa cộng hưởng giá rẻ. Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả nhái kém chất lượng thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên tìm đến những đơn vị thực sự uy tín đáng tin cậy như Lạc Việt Audio để mua hàng.
Những lý do nên mua sản phẩm tại Lạc Việt Audio:
- Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị âm thanh hàng đầu thị trường.
- Đến với chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn tận tình giúp bạn có được sản phẩm phù hợp nhất với mình.
- Các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đảm bảo hàng chính hãng chất lượng cao đầy đủ giấy tờ.
- Cam kết giá thành cạnh tranh tốt nhất thị trường.
- Các chính sách bảo hành hậu mãi hấp dẫn.
- Hỗ trợ giao hàng tận nơi.
Vậy còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Trên đây là bài viết giải đáp loa cộng hưởng là gì cũng như tác dụng, cấu tạo, cách sử dụng loa cộng hưởng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn sở hữu cho mình một thiết bị chất lượng phù hợp. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ