Trong lĩnh vực thương mại bất động sản, mọi người đã không còn xa lạ với thuật ngữ đất LUC dùng để xây dựng. Vậy LUC là đất gì? Mục đích sử dụng của đất LUC ra sao? Đất LUC có thể dùng để xây nhà được không? Đọc bản đồ địa chính sẽ thường thấy ký hiệu đất LUC là gì? Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc về LUC là đất gì và ký hiệu chữ đất LUC là gì? Hãy cùng đọc kỹ nội dung phía dưới để nắm rõ hơn về đất LUC.
Dự theo Luật đất đai năm 2023 đã phân loại đất làm 3 loại chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Các loại đất thường được thể hiện bằng ký hiệu chữ theo các quy định bắt buộc.
Bạn đang xem: LUC Là Đất Gì? Đất LUC Có Dùng Để Xây Nhà Được Không?
>>>Xem thêm: DKV là đất gì? Hiện tại có thể xây nhà trên đất DKV không?
Có cần nộp thuế sử dụng đất không?
Đất LUC là đất gì? Có cần phải nộp thuế hay không? Tại Điều 2 Nghị định 74-CP (Nghị định số 74 – CP vào ngày 25 tháng 10 năm 1993 của chính phủ đã quy định chi tiết để thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp – Nghị định 74-CP) sẽ quy định rằng:
Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm cả đất trồng trọt hằng năm, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cỏ.
- Đất trồng trọt hằng năm là đất trồng cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau,…
- Đất trồng cây lâu năm là đất có chu kỳ sinh trưởng hơn một năm, trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm, cần có thời gian cơ bản để cây phát triển rồi mới thu hoạch như xoài, cam, quýt, cà phê, dừa,…
- Đất trồng cỏ là đất có chủ đích sử dụng vào việc trồng cỏ lấy làm thức ăn cho gia súc.
Đất LUC chuyên trồng lúa nước cũng cần chịu thuế sử dụng đất theo đúng quy định. Đất LUC được sử dụng để cung cấp lương thực chính cho người dân được thu hoạch theo mỗi mùa vụ trong một năm.
>>>Tham khảo thêm: DGD Là Đất Gì? Cập Nhật Quy Định Mới Nhất Về Đất DGD 2023 Bạn Cần Biết
Quy định sử dụng đất LUC
Biết được LUC là đất gì cần tìm hiểu rõ các quy định sử dụng đất LUC. Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân nhưng vẫn nằm trong quyền quản lý của Nhà nước. Vì thế nên các quy định liên quan đến trách nhiệm của chủ sở hữu đất LUC được ban hành, gồm các nội dung chính như sau:
- Chủ sở hữu cần thực hiện đúng mục đích sử dụng đất đã đăng ký với Nhà Nước; tôn trọng các quy định về quy hoạch đất đai của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Chủ sở hữu đất LUC phải sử dụng đất hiệu quả, không được để đất bỏ hoang và không khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa đất. Nếu vi phạm điều này sẽ bị xử phạt theo Luật đất đai 2013.
- Chủ sở hữu cần áp dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến cùng với kế hoạch luân canh, tăng canh mùa vụ nhằm đem lại năng suất cao cho đất LUC.
- Đảm bảo rằng trong quá trình sử dụng đất chủ sở hữu phải thực hiện tăng dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất định kỳ, đúng theo hướng dẫn của Nhà nước. Ngoài ra, khi sử dụng cần quan tâm đến vấn đề môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.
>>>Xem thêm: SKK Là Đất Gì? Đất SKK Có Lên Thổ Cư Được Không?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người đăng ký phải chứng minh được sử dụng đất ổn định cho mục đích trồng lúa. Căn cứ Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
- Đất phải được sử dụng liên tục vào mục đích trồng lúa từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất để trồng lúa cho đến lúc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định để trồng lúa thì dựa vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất được ghi trên một trong các giấy tờ được quy định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi đã cung cấp đủ giấy tờ xác minh việc sử dụng đất cho mục đích trồng lúa, người quản lý đất cần thực hiện thủ tục sau để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
>>>Xem thêm: Thủ Tục Tách Sổ Hộ Khẩu Gồm Những Giấy Tờ Gì? Cập Nhật Mới Nhất
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
(Nguồn tham khảo: Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)
Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân các cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Cán bộ tiếp nhận và xử lí hồ sơ có trách nhiệm phải kiểm tra xem hồ sơ có tính hợp và và đầy đủ hay chưa. Nếu chưa cán bộ cần thông báo và hướng dẫn công dân sửa đổi haowcj bổ sung để hoàn thiện. Với trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy hẹn cho người nộp.
Trả kết quả
Kết quả trả về sẽ không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Kết quả trả về là Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
>>>Tham khảo: Đất LNK Là Gì? Quy Định Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Đất LNK Cập Nhật 2023
Bảng giá đất LUC trên toàn quốc
Dựa vào Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP của Chính phủ, giá đất LUC hiện nay như sau:
Đơn vị: Nghìn đồng/ m2
Vùng kinh tế
Xã đồng bằng
Xã trung du
Xã miền núi
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Vùng trung du và miền núi phía Bắc
22
105
17
90
10
85
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
30
212,5
25
165
21
95
Vùng Bắc Trung Bộ
8
125
6
95
5
85
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
15
120
10
85
8
70
Vùng Tây Nguyên
–
–
–
–
5
105
Vùng Đông Nam Bộ
15
250
12
110
10
160
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
15
212
–
–
–
–
Trong đó mỗi vùng gồm các tỉnh:
- Trung du và miền núi phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Phụ Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Đồng bằng sông Hồng: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái bình và Ninh Bình.
- Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Hóa;
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng;
- Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh;
- Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
>>>Xem thêm: Ký Hiệu DTL Là Đất Gì? Một Số Quy Định Quan Trọng Về Việc Sử Dụng Đất DTL Mới Nhất Hiện Nay
Có chuyển đổi qua đất thổ cư được không?
Cần xác định đất LUC có trong diện quy hoạch đất ở hay không?
Bạn cần hiểu rõ xem LUC là đất gì và mảnh đất của mình có nằm trong diện quy hoạch đất ở hay không?
- Nếu không nằm trong diện quy hoạch đất ở thì bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi.
- Nằm trong diện quy hoạch đất ở: thủ tục, giấy tờ chuyển đổi nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.
Đủ điều kiện để chuyển đổi sang đất ở không?
Bạn cần hiểu được mảnh đất mình muốn chuyển đổi có nằm trong diện quy hoạch chỉ được xem là điều kiện cần. Ngoài ra, mảnh đất còn phải thỏa những điều kiện sau đây:
- Theo Điều 106 Luật đất đai Ban hành năm 2013 thì mảnh đất phải có chứng từ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, minh bạch.
- Còn thời gian sử dụng đất được Nhà nước cho phép.
- Không bị vướng bất cứ tranh chấp, hay mâu thuẫn nào với nhà nước, cán bộ, người dân,…
- Không bị kê biên bản để thực hiện thi hành án.
- Mảnh đất hoàn thành xong chi phí xin chuyển đổi đất với mục đích sử dụng khác.
>>>Xem thêm: Ký gửi bất động sản là gì? 3 Lưu ý khi tham gia ký gửi nhà đất
Chi phí chuyển đổi đất LUC sang loại đất khác
Chi phí chuyển đổi sang đất thổ cư
LUC là đất gì mà được chuyển từ đất trồng lúa sang đất thổ cư, được Nhà nước quy định không thu tiền sử dụng sang đất ở:
“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
(Nguồn tham khảo: Theo điểm B khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP)
Công thức tính số tiền sử dụng đất phải nộp như sau:
Số tiền sử dụng đất phải nộp = (Giá 1m2 đất ở – giá 1m2 đất trồng lúa) x diện tích được phép chuyển mục đích
Lưu ý: Nếu diện tích sử dụng đất khi chuyển đổi trong hạn mức giao đất/ công nhận quyền sử dụng đất thì số tiền được tính bằng chênh lệch giá đất ở và giá đất trồng lúa tính trên diện tích trong hạn mức. Phần diện tích đất ngoài hạn mức sẽ được tính theo giá cả đất đai cụ thể (một trong những phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, thu nhập cá nhân, chiết trừ, thặng dư,…).
>>> Xem thêm: Cơ Sở Hạ Tầng Là Gì? Thông Tin Đầy Đủ Và Mới Nhất Về Cơ Sở Hạ Tầng 2023
Chi phí chuyển đổi sang đất vườn
LUC là đất gì? Có thể chuyển sang mục đích đất LUC thành đất vườn được không? Câu trả lời là được. Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất vườn thì cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, gồm chi phí, lệ phí, thuế khi tiến hành chuyển.
Một là, tiền sử dụng đất. Theo Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ – CP quy định, để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp đầy đủ tiền sử dụng đất theo hình thức dưới đây:
- Mục đích sử dụng đất
- Giá đất để tính tiền sử dụng đất
- Diện tích được bàn giao, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xác nhận quyền sử dụng đất. Do đó, bảng giá chuyển đổi đất không cố định mà phụ thuộc vào yếu tố vùng miền, quy định giá đất từng thời điểm, mục đích sử dụng đất sau khi chuyển đổi.
Hai là, lệ phí trước bạn khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đổi đất LUC
Điều kiện chuyển đổi sang đất thổ cư
Việc thực hiện chuyển đổi đất LUC sang đất ở, người sử dụng đất cần thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của Pháp Luật ban hành. Theo Điều 52 Luật Đất Đai ban hành năm 2013, cơ quan nhà nước xem xét cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư dựa trên 2 điều kiện sau:
- Thứ nhất: Thửa đất cần chuyển mục đích thuộc kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp chức trách huyện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thứ hai: Nhu cầu sử dụng đất thổ cư được thể hiện trong những dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
>>>Tham khảo: Đất NTD Là Đất Gì? Quy Định Hiện Hành Về Đất NTD Mới Nhất Hiện Nay
Các bước chuyển đổi sang đất thổ cư
Sau khi thỏa các điều kiện thì cần thực hiện các bước sau để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang thổ cư:
- Bước 1: Các chủ thể cần cẩn thận chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định của pháp luật:
Dựa theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể có nhu cầu xin chuyển đổi sẽ phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu được quy định sẵn.
+ Đơn đăng ký biến động đất và tài sản gắn liền với đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.
+ Giấy ủy quyền (nếu có).
- Bước 2: Các chủ thể phải nộp hồ sơ đến các cơ quan chức năng Nhà Nước có thẩm quyền để xét duyệt:
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ được các chủ thể – cá nhân, tổ chức thực hiện nộp hồ sơ tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Nếu hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì chủ thể phải bổ sung theo quy định trong thời gian yêu cầu không quá 3 ngày làm việc. Chủ thể phải tự mình cung cấp giấy tờ còn thiếu và hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu.
- Bước 3: Sở Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa; thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật quy định hiện hành.
Sở Tài Nguyên và Môi Trường trình Ủy Ban Nhân Dân cấp Huyện quyết định xác nhận cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu hồ sơ được xét duyệt thì Phòng tài Nguyên và Môi Trường sẽ đảm nhận chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Bước 4: Tra kết quả cho chủ thể có nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất LUC sang thổ cư.
Thời gian tiến hành thực hiện thủ tục hành chính không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Thời gian không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo xa xôi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Thời gian trên không tính lễ, tết theo quy định pháp luật; không tính thời gian đối với hồ sơ tại xã, thời gian nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian cân nhắc xét duyệt xử lý trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, trưng cầu giám định.
>>>Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2022
Có được phép mua bán hay chuyển nhượng lại không?
Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, đất LUC hoàn toàn có thể mua bán, chuyển nhượng lại nếu có đầy đủ những điều kiện sau đây:
- Đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
- Đất mua bán, chuyển nhượng không được có tranh chấp trước đó.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên bản để bảo thi hành án.
- Đất còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của Nhà nước.
LUC là đất gì đã được giải đáp bằng một số kiến thức hữu ích bên trên để bạn đọc có thể hiểu được và sử dụng mảnh đất LUC của mình một cách hợp lý nhất, phục vụ cho cuộc sống.
KẾT LUẬN
Những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về LUC là đất gì? Ký hiệu LUC là đất gì? Quy trình, thủ tục, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất LUC sang đất thổ cư và đất vườn. Do đó, nếu bạn đang có ý định chuyển đất LUC thành đất ở thì hãy nghiên cứu kỹ những kiến thức về ý nghĩa LUC là đất gì thật kỹ nhé! Ngoài ra, bạn có thể vào Mogi.vn để tham khảo thêm một số bài viết liên quan để nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
>>>Xem thêm:
- Đất CLN là đất gì? Thủ tục chuyển đất CLN sang đất ở mới nhất 2022
- Ký Hiệu NHK Là Đất Gì? Quy Định Liên Quan Đất NHK Mới Nhất Hiện Nay?
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản