Quy hoạch đất là hoạt động quen thuộc, diễn ra phổ biến hiện nay. Nhà nước tiến hành quy hoạch đất với nhiều mục đích khác nhau. Một trong số đó là quy hoạch đất để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống giao thông. Vậy đất nằm trong quy hoạch giao thông có xây nhà được không? Dưới đay là bài phân tích để làm rõ vấn đề này.
1. Thực trạng quy hoạch đất tại nước ta hiện nay:
– Việt Nam đang trên đà phát triển. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà. Để thực hiện tốt công tác triển khai phát triển kinh tế, nhà nước ta đang đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.
Bạn đang xem: Đất nằm trong quy hoạch giao thông có xây nhà được không?
– Song song với sự ra đời và phát triển của thị trường hàng hóa, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến công tác lưu thông, vận chuyển. Có thể nói, hoạt động giao thông là một trong những yếu tố then chốt, quyết định đến giá trị và sự thành công của nền công nghiệp sản xuất.
– Một trong những lý do trước kia Việt Nam nằm trong nhóm nước kém phát triển về kinh tế, là do cơ sở hạ tầng, đường sá chưa thực sự được quan tâm, xem trọng đẩy mạnh. Các quốc gia phát triển khác trên thế giới luôn chú trọng việc xây dựng cầu đường, bởi nó được xem là huyết mạch của mọi hoạt động tạo lập nền tảng kinh tế hiện nay. Nếu không có hệ thống đường giao thông, việc di chuyển của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi. Cùng với đó, công tác vận chuyển hàng hóa, lưu thông sản phẩm trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
– Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống đường giao thông, hiện nay, trên đà phát triển, Đảng và Nhà nước luôn cố gắng điều chỉnh để tăng thêm diện tích xây dựng hệ thống đường bộ. Một trong những cách thức mà Nhà nước thực hiện là quy hoạch đất.
– Quy hoạch đất là việc Nhà nước sắp xếp lại nguồn đất đã cấp sử dụng cho người dân, nhằm mục tiêu sử dụng vào những mục đích, dự định nhất định nào đó.
– Thông thường, khi nhắc đến quy hoạch đất là ta nhắc đến các dự án, kế hoạch lớn mà Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện. Các dự án quy hoạch đất này đều hướng đến mục đích phục vụ người dân, phục vụ sự phát triển của đất nước.
2. Các vấn đề liên quan đến việc quy hoạch đất giao thông:
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy hoạch đất giao thông:
Xem thêm : Thông Tin Chi Tiết Khu Công Nghiệp Trà Nóc Bình Thủy Cần Thơ
– Như đã phân tích ở trên, trong nền tảng nền kinh tế có những bước chuyển mình mạnh mẽ như ngày nay, Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh các dự án để phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế. Một trong số đó là việc đưa ra các kế hoạch, dự án thực hiện quy hoạch đất giao thông.
– Quy hoạch đất giao thông là việc quy hoạch đất nhằm phục vụ cho việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông, hành lang giao thông nhằm mục đích phục vụ cho việc xây dựng hệ an toàn giao thông. Hay nói cách khác, quy hoạch đất giao thông là việc Nhà nước đưa ra quyết định triển khái thực hiện quy hoạch đất nước.
– Quy hoạch đất giao thông thường hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, nó hướng tới việc đáp ứng nhu cầu sử dụng, đi lại của con người. Thực chất, bản chất của giao thông là hoạt động di chuyển của người dân từ địa điểm này sang địa điểm khác. Việc Nhà nước quy hoạch đất giao thông giúp mở mang diện tích giao thông; giúp quá trình tham gia giao thông của người dân được diễn ra thuận lợi, thuận tiện. Giả sử, thay vì chỉ có một hướng đi để di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, khi Nhà nước tiến hành mở rộng hệ thống đường, giúp người dân có nhiều lựa chọn di chuyển. Điều này giúp ích rất lớn cho việc tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của người dân.
+ Thứ hai, quy hoạch đất giao thông góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Mọi hoạt động trong đời sống xã hội của con người đều cần có sự diu chuyển, lưu thông. Ví dụ: Hàng hóa được sản xuất ra cần được lưu thông từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Muốn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm do công ty mình sản xuất ra, các doanh nghiệp phải tiến hành phân bố vận chuyển. Trong nhiều trường hợp, đối với những loại hàng hóa đặc biệt, còn yêu cầu vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Vậy nên, có thể thấy, quy hoạch giao thông có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản xuất tại nước ta diễn ra nhanh chóng, tích cực và đạt hiệu quả cao. Hơn hết, quy hoạch giao thông cũng được xem là một trong những cơ sở quan trọng, để doanh nghiệp dựa vào và đưa ra lựa chọn hoạt động cho công ty mình. (Có những doanh nghiệp lựa chọn trụ sở hoạt động của mình tại các địa điểm mang tính nút thắt. Mà tại đó, sự vận chuyển, điều phối hàng hóa của các doanh nghiệp này đến các địa lý, người tiêu dùng được dễ dàng hơn).
+ Thứ ba, nó hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho việc quản lý dân cư, quản lý xã hội của cơ quan Nhà nước đạt được hiệu quả cao nhất. 3/4 diện tích Việt Nam là đồi núi. Do đó, tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng sa, đường núi hiểm trở, gây ra những khó khăn nhất định trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sống của người dân. Tại các khu vực miền núi, biên giới, các tệ nạn như vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn người diễn ra ngày càng nhiều. Do địa hình khó khăn nên cơ quan chức năng khó có thể kịp thời nắm bắt hoạt động trái pháp luật tại các địa điểm này. Vậy nên, khi thực hiện quy hoạch đất giao thông, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý xã hội ở từng địa phương được dễ dàng hơn. Từ đó, đảm bảo cuộc sống bình yên, chất lượng và an toàn cho người dân.
2.2. Cách thức quy hoạch đất giao thông của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Nhà nước thực hiện quy hoạch đất giao thông dựa trên các căn cứ, cơ sở nhất định sau đây:
– Nhà nước phải thực hiện kiểm tra, rà soát xem tại địa phương đó có đủ điều kiện về địa hình để quy hoạch đất giao thông hay không.
Xem thêm : Novaland, Hưng Thịnh kiến nghị gì khi họp với Thủ tướng về gỡ khó bất động sản?
– Nhà nước phải xem xét thực tế để xác định việc quy hoạch có gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho việc sinh sống, sản xuất của người dân. Nếu xét thấy việc quy hoạch đất giao thông dẫn tới những hệ lụy nghiêm trong cho đời sống của người dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành điều chỉnh lại phương hướng, chính sách hoạt động của mình.
– Nhà nước phải đưa ra quyết định đèn bù hợp lý, phù hợp đáp ứng được giá trị sử dụng đất của người dân, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Phương thức tiến hành quy hoạch đất giao thông của Nhà nước giúp hoạt động quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất. Theo đó, kết quả quy hoạch đất giao thông vừa đảm bảo lợi ích phát triển chung của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích của người dân.
3. Đất nằm trong quy hoạch giao thông có xây nhà được không?
– Mục đích chính của việc quy hoạch giao thông là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng và ổn định đời sống của người dân.
– Theo quy định tại khoản 2, Điều 49 Luật đất đai 2013 về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì: Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
– Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, trong trường hợp quy hoạch đất giao thông chưa có kế hoạch sử dụng hàng năm thì người dân sẽ được phép thực hiện các quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bao gồm cả việc xây dựng nhà ở. Ngược lại, khi đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được phép nhưng cố tình xây dựng nhà trong đất quy hoạch bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 9 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ- CP, trường hợp có hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 180 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản