Ký hợp đồng đối tác nước ngoài hiểu đơn giản là một cá nhân hoặc công ty Việt Nam ký hợp đồng với công ty nước ngoài. Đa phần khi nhắc đến việc ký hợp đồng với đối tác nước ngoài chúng ta đều liên tưởng đến hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi ký với người nước ngoài cũng là hợp đồng thương mại. Nó còn có thể là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng ủy quyền, hợp đồng liên doanh. Để tìm hiểu thêm về một số lưu ý khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC!
I. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối tác là công ty nước ngoài
Kiểm tra pháp nhân
Pháp nhân nước ngoài rất quan trọng, bởi nó quyết định tư cách và năng lực của đối tác nước ngoài có phải là tổ chức, đơn vị giả mạo hay không. Nó còn được xem là cơ sở hoạt động theo pháp luật nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra tư cách pháp nhân trước ký hợp đồng với đối tác là công ty nước ngoài.
Bạn đang xem: Một số lưu ý khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài
Thông tin công ty
Để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện biên soạn hợp đồng cả hai bên đối tác cần phải đối chiếu thông tin công ty trùng với thông tin được ghi trên Giấy phép kinh doanh. Cụ thể là các thông tin về: địa chỉ, tên, mã số thuế doanh nghiệp, người đại diện, địa chỉ nơi gửi nhận thư,…
Thanh toán – Phương thức thanh toán trong hợp đồng
Hình thức thanh toán là một điểm đáng phải chú ý. Thực tế việc doanh nghiệp thanh toán nhanh chóng và đúng hạn có thể giúp tăng khả năng tin cậy giữa 02 đối tác. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì chủ quan nên dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Hình thức thanh toán tạm, cọc tiền có thể làm doanh nghiệp mất cảnh giác dẫn đến tình trạng dễ rơi vào bẫy lừa đảo.
Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức thanh toán để phù hợp với từng hoàn cảnh. Một số hình thức thanh toán hiện nay phải kể đến đó là: tiền mặt, L/C hay điện chuyển tiền,…
II. Một vài điểm cần chú ý về hợp đồng thương mại quốc tế
Khi kết giao hợp đồng với pháp nhân nước ngoài thì hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những loại hợp đồng được sử dụng nhiều nhất. Dưới đây là một số điều khoản doanh nghiệp cần lưu ý khi kết giao hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc hợp đồng thương mại quốc tế.
– Thứ nhất, lưu ý về về mặt hình thức của hợp đồng
Hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp đồng nào được pháp luật quy định lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký (như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì không bao giờ được tùy tiện bỏ qua. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng thực sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý.
Cũng cần lưu ý đối với những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm chắc chắn rằng không bên nào từ chối được nội dung thỏa thuận mà hai bên đã ký.
– Thứ hai, về mặt nội dung của hợp đồng
Xem thêm : Lọc cặn trong nước bằng giấy lọc
Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
+ Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
+ Lưu ý chủ thể ký kết hợp đồng: Những người tham gia ký kết hợp đồng phải bảo đảm đủ tư cách như: đủ độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi và trong trường hợp đại diện để ký kết hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.
Cần chú ý đối với hợp đồng Kinh doanh – Thương mại thì hầu hết các chủ thể là pháp nhân do đó phải do người đứng đầu hay đại diện hợp pháp của pháp nhân như Giám đốc, chủ doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có chức danh Giám đốc) ký kết hoặc người đại diện do người đứng đầu pháp nhân đó ủy quyền thay mặt ký kết và việc ký kết phải được đóng dấu hợp lệ của pháp nhân.
Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành.
Việc bảo đảm về hình thức của hợp đồng cũng như bảo đảm chủ thể khi ký kết hợp đồng sẽ loại trừ đáng kể những rủi ro không đáng có.
Khi ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.
III.Giải quyết tranh chấp
Cũng giống như những hợp đồng với pháp nhân nước ngoài khác, trên hợp đồng cần phải nêu rõ Cơ quan Giải quyết tranh chấp và các luật pháp liên quan. Đồng thời hợp đồng phải có sự thống nhất về ngôn ngữ. Cuối cùng, để hợp đồng có hiệu lực cần phải có chữ ký xác nhận của đại diện hai bên.
Khi tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì hai bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tranh chấp. Do đó, tại Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
Xem thêm : Cho thuê phòng trọ đường Lê Văn Việt TP. Thủ Đức – Quận 9 giá rẻ T10/2023
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Thỏa thuận ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài như thế nào không trái với pháp luật?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”
Như vậy, khi ký kết hợp đồng hai bên được tự do thỏa thuận, thương lượng các điều khoản mà không trái với quy định của pháp luật, không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về ký hợp đồng với doanh nghiệp nươc ngoài theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản