Dữ liệu và thông tin là hai thuật ngữ phổ biến mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng để thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, thực tế về nghĩa thì chúng lại khác nhau hoàn toàn. FUNiX sẽ làm rõ sự khác biệt giữa dữ liệu và thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ này.
- Ưu điểm và hạn chế của cơ sở dữ liệu đám mây
- Lợi ích của NFV – Network Function Virtualization trong cơ sở hạ tầng mạng
- Phân biệt cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian so với cơ sở dữ liệu truyền thống
- Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu DBMS là gì và những điều bạn cần biết
- Tìm hiểu về nghề quản trị cơ sở dữ liệu
>> Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính
>> Dữ liệu lớn với Spark
Bạn đang xem: Sự giống và khác nhau giữa dữ liệu và thông tin
>> Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1. Khái niệm của dữ liệu và thông tin là gì?
1.1 Khái niệm dữ liệu là gì?
Dữ liệu (Data) là các số liệu hoặc các tài liệu thu thập được chưa qua xử lý, chưa được biến đổi (dạng thô) cho bất cứ một mục đích nào khác. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm: âm thanh, văn bản, hình ảnh,…
Ví dụ: Khi một doanh nghiệp bán một lô hàng sẽ xuất hiện các dữ liệu như số lượng hàng hóa bán ra, giá bán, địa điểm bán hàng, thời gian bán hàng, hình thức thanh toán, cách thức giao nhận hàng… Những dữ liệu này sau khi được thống kê sẽ được lưu trữ trên máy tính và quản lý bởi một chương trình cụ thể để nhiều người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau.
>>> Đọc ngay: Cấu trúc dữ liệu là gì? Những điều cần biết về cấu trúc dữ liệu
1.2 Khái niệm thông tin là gì?
Thông tin (Information) là dữ liệu đã qua xử lý có dạng như sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo có ý nghĩa đối với người sử dụng. Nói cách khác, thông tin chính là dữ liệu chính xác, hệ thống hóa, dễ hiểu, có liên quan và kịp thời.
Không giống như dữ liệu, thông tin là một giá trị có ý nghĩa, thực tế và con số có thể mang lại kết quả gì đó hữu ích.
Xem thêm : Hướng dẫn cách gắn Google Analytics vào Website mới nhất
Ví dụ: Các doanh nghiệp dựa vào dữ liệu bán hàng hàng tháng để tính tổng doanh thu, số lượng hàng đã bán trong một quý. Các dữ liệu bán hàng này được gọi chung là thông tin, chúng dùng để đánh giá thực tế hiệu quả bán hàng trong quý đó so với các quý khác.
>>> Đọc ngay: FUNiX – Học lấy bằng đại học trực tuyến giá trị ngang bằng đại học chính quy
2. Vai trò của dữ liệu và thông tin trong lĩnh vực công nghệ ngày nay
Dữ liệu và thông tin là hai yếu tố luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ hiện nay . Cụ thể:
Về dữ liệu, ngoài việc sử dụng trong các ứng dụng máy tính hướng tới xử lý dữ liệu như trong kết nối thành phần điện tử và truyền thông mạng. Thì thuật ngữ dữ liệu còn được phân biệt với “thông tin điều khiển”, “bit điều khiển” và các thuật ngữ tương tự để xác định nội dung chính của đơn vị truyền.
Hơn nữa, dữ liệu còn giúp quản trị viên và người dùng hiểu cơ sở dữ liệu và các dữ liệu khác một cách rõ ràng, chi tiết hơn… Trong nền kinh tế số hiện đại, dữ liệu đang là một trong những tài nguyên quan trọng mà mọi công ty công nghệ muốn sở hữu, vì nó mang lại nhiều thông tin hữu ích nhằm cải thiện kết quả hoạt động/ kinh doanh một cách hiệu quả.
Tương tự như dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực công nghệ cũng có vai trò quan trọng không kém. Theo đó, các tổ chức thông tin trong máy tính với ưu thế tự động hóa xử lí công việc, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức và hoạt động của con người. Chúng giúp con người thực hiện từ các công việc đơn giản hằng ngày đến phát hiện và giải quyết các vấn đề trong tổ chức.
>>> Đọc ngay: Mức lương của một Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh
3. So sánh sự giống và khác nhau giữa dữ liệu và thông tin
3.1 Giống nhau
Nếu không cần độ chính xác tuyệt đối, bạn có thể thay thế hai thuật ngữ này với nhau khi nói hoặc viết. Người nghe và người đọc có thể hiểu dữ liệu và thông tin về nghĩa là như nhau.
3.2 Khác nhau
Một số điểm khác biệt có thể kể đến như:
- Dữ liệu là các sự kiện thô thu thập về một điều kiện, sự kiện, ý tưởng, thực thể hoặc bất cứ điều gì khác. Trong khi đó, thông tin lại đề cập đến các sự kiện liên quan đến một sự kiện hoặc chủ đề cụ thể và đã được chỉnh sửa, xử lý sao cho có nghĩa.
- Dữ liệu là văn bản và số đơn giản, còn thông tin được xử lý và giải thích dữ liệu.
- Dữ liệu ở dạng không có tổ chức, nghĩa là nó được thu thập ngẫu nhiên được xử lý để đưa ra kết luận. Mặt khác, khi dữ liệu được tổ chức nó sẽ trở thành thông tin và được trình bày rõ ràng có nghĩa.
- Qua quan sát và hồ sơ chúng ta sẽ có dữ liệu và chúng sẽ được lưu trữ trong máy tính hoặc được ghi nhớ đơn giản bởi một người. Trong khi đó, thông tin được đánh giá là đáng tin cậy hơn vì chúng đã được phân tích kỹ lưỡng trước khi chuyển đổi thành dữ liệu.
- Trong nghiên cứu, dữ liệu thu thập không được đánh giá cao về độ hữu ích khi so với thông tin.
- Dữ liệu không phải lúc nào cũng cụ thể nhưng thông tin thì luôn cụ thể theo yêu cầu và mong đợi của người dùng.
- Khi nói đến sự phụ thuộc, dữ liệu không phụ thuộc vào thông tin. Tuy nhiên, thông tin không thể tồn tại mà không có dữ liệu.
- Đơn vị đo lường của dữ liệu là bit hay byte còn thông tin được đo bằng các đơn vị có ý nghĩa như thời gian, số lượng,…
Xem thêm : Senior Developer là gì? Những điều thú vị về Senior Developer
Tóm lại, bạn có thể hiểu một cách đơn giản về sự khác biệt đó như sau: Dữ liệu là thông tin không được tổ chức và thông tin là dữ liệu đã qua xử lý. Trong bảng thuật ngữ kỹ thuật, dữ liệu có nghĩa là đầu vào, được sử dụng để tạo ra đầu ra, tức là thông tin.
Bài viết trên đây, FUNiX vừa chia sẻ đến bạn sự giống nhau và khác nhau giữa dữ liệu và thông tin. Hi vọng, sau khi tham khảo nội dung trên đây bạn sẽ hiểu rõ hai thuật ngữ dữ liệu và thông tin này. Từ đó, biết cách ứng dụng chúng vào thực tế sao cho phù hợp và có hiệu quả.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
5 bước chinh phục ngành Khoa học dữ liệu (Data Science)
Dữ liệu (data) là gì? Những công việc nào phổ biến trong ngành dữ liệu?
Phân tích dữ liệu doanh nghiệp cần những yếu tố nào?
4 con đường sự nghiệp cho các nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Phạm Thị Thanh Ngọc
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ