Những ngày này, không chỉ người có con học lớp 1 như tôi bức xúc vì chất lượng bộ sách giáo khoa mới, mà số đông dư luận cũng tỏ rõ sự bất bình bởi chương trình trong sách quá nặng và hơn cả là nội dung nhiều chỗ rất khô khan, khó hiểu, không rõ thông điệp. Có những câu chuyện người lớn đọc lên còn không hiểu nội dung, ý nghĩa là gì; có những câu thơ, đoạn văn trúc trắc, tối nghĩa, khó đọc, khó thuộc và khó nhớ.
- Review Công Ty Phonecare có lừa đảo không?
- Tiền kỹ thuật số – Bản chất, hiện tượng và hàm ý chính sách cho Việt Nam 27/06/2019 12:25:00 7587
- Công nghệ tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- Sony Cyber-shot QX10: ống kính kết nối Wi-Fi cho smartphone
- Hướng dẫn lập trình PowerShell trên Windows
Những cuốn sách ấy dường như chỉ cố nhồi chữ cái vào đầu học sinh mà quên mất việc tạo cảm xúc, xây dựng trí tưởng tượng cho học sinh, điều rất quan trọng đối với những đứa trẻ tuổi nhi đồng.
Bạn đang xem: Sách giáo khoa ngày xưa sao lại gây nhớ thương nhiều đến thế?
Những hạn chế của bộ sách giáo khoa hiện nay, oái oăm thay, lại từng là điểm mạnh của sách giáo khoa 20 – 30 năm về trước. Sách vở ngày đó không được in ấn trên chất liệu tốt như bây giờ, nội dung đơn giản, nhưng từ hình vẽ đến những câu văn, đoạn thơ được đưa vào đều rất dễ hiểu, trong sáng và có hồn, khơi gợi bao cảm xúc. Chính vì vậy mà không phải đợi đến bây giờ, khi đã bước sang lứa tuổi thích hoài niệm, mà ngay cả thời còn học cấp hai, cấp ba, khi thấy lại bộ sách giáo khoa tiểu học, tôi vẫn thấy tim đập mạnh, bồi hồi, nhớ nhung.
Tôi tin rằng đến giờ, sau hơn 30 năm, nhiều bạn bè cũng như tôi vẫn thuộc lòng nhiều bài trong sách Tập đọc lớp 1 hồi đó, chẳng hạn như bài thơ đầu tiên:
Trường em mái ngói đỏ hồngMọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanhGió về đồng lúa reo quanhVẫy chào những bước chân nhanh tới trường
Xem thêm : Hướng dẫn Fake IP bằng SoftEther VPN Client Manager
Và bài thơ cuối cùng trước khi kết thúc năm học:
Lớp Một ơi lớp MộtĐón em vào năm trướcNay giờ phút chia tayGửi lời chào tiến bước…
Cả những bài văn xuôi cũng vậy, đơn giản nhưng mượt mà, trong trẻo, đọc lên thấy êm trôi, khoan khoái dễ chịu chứ không mệt mỏi, trúc trắc như bộ sách hiện nay. Đó là vì, người biên soạn rất coi trọng cảm xúc, thậm chí cả cảm giác của học trò khi đọc, khi nghe những từ, những câu trong sách, bởi họ hiểu rằng với đứa trẻ đang bắt đầu bước vào thế giới của học vấn, cảm xúc chính là “chất dẫn” không thể thiếu để chuyên chở kiến thức.
Những câu chuyện dễ hiểu, những lời văn trong sáng đầy xúc cảm cứ thế in vào tâm trí lũ học trò chúng tôi bài học làm người, còn con chữ thì tự ngấm vào lúc nào chẳng biết. Bởi thế, những giờ phút học bài với chúng tôi là niềm vui sướng, háo hức khi được đi vào một thế giới mới tràn ngập màu sắc, tràn ngập tình thương và tiếng cười, được thỏa sức tưởng tượng trong thế giới ấy. Có lúc, chúng tôi thấy mình là những cô bé, cậu bé vui sướng đùa nghịch trên cánh đồng lúa vàng ươm, lúc khác lại hóa thân thành chú phi công bay vào vũ trụ.
Nhờ những cuốn sách giáo khoa ấy, những đứa trẻ dù sống ở vùng nông thôn nghèo của Việt Nam vẫn có hình dung sinh động về con sông Đơ-nhi-ép ở đất nước xa xôi. Và cứ mỗi độ thu sang, trong đầu những học trò nhỏ ngày xưa, nay ở tuổi tứ tuần, lại vang lên những câu văn của Thanh Tịnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buổi tựu trường. Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…”.
Những cuốn sách giáo khoa thời ấy bồi đắp thêm tầm hồn những đứa trẻ, nuôi dưỡng ước mơ… Mỗi lần vô tình gặp lại cuốn sách cũ hay những bài học in trên đó, hình ảnh tôi nhớ lại là buổi tối êm ả khi bố tranh thủ sửa lại đồ dùng trong nhà đã hỏng, mẹ cặm cụi khâu áo, con ê a đọc. Việc học thật nhẹ nhàng, bố mẹ chẳng cần kèm cặp, cô giáo cũng chẳng phải lao lực dạy thêm.
Đâu như sách giáo khoa hiện nay, nó gắn với những buổi tối mẹ cùng con đánh vật để hôm sau theo kịp chương trình ở lớp; là những buổi cả cô và trò căng thẳng trên lớp, chỉ cần một trẻ chưa được kèm trước là giáo viên thêm gánh nặng, rồi lại trút áp lực đó sang phụ huynh với những lời than phiền; là những ngày cuối tuần miệt mài đi học thêm… Sách mới có thể dạy trẻ con biết đọc, biết viết nhanh hơn trước kia, nhưng cái giá phải trả thật đắt. Và tôi nghi ngờ việc lứa học trò ngày nay sau 10 năm nữa vẫn thuộc lòng những bài, những đoạn được in trong đó. Cảm xúc được nhớ lại chắc hẳn chỉ là sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi…
Không hề quá khi nói rằng những cuốn sách này góp phần cướp đi tuổi thơ của hàng chục triệu đứa trẻ, cướp đi thời gian vui chơi, khám phá thế giới và thả hồn bay bổng. Chăm chăm vào việc dạy trẻ đọc vanh vách, làm toán nhanh, các nhà biên soạn sách giáo khoa ngày nay dường như quên đi việc dạy chúng trở thành những con người hạnh phúc, biết rung động với mọi thứ xung quanh, biết khao khát những điều đốt đẹp.
Chính vì những điều này mà người ta lại càng thêm thương nhớ những cuốn sách giáo khoa ngày xưa.
Bạn có đồng tình với ý kiến trên? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ