Bên cạnh việc nắm vững các kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, bạn cần phải nắm rõ về quy tắc phát âm tiếng Anh để nâng cao trình độ giao tiếp của bản thân. Trong bài viết dưới đây, Prep.vn tổng hợp đầy đủ các quy tắc phát âm trong tiếng Anh chuẩn nhất mà bạn nên lưu lại ngay nhé!
I. Quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn IPA
Trước tiên Prep sẽ cung cấp thông tin về quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn IPA cho các bạn:
Bạn đang xem: [Update] Tổng hợp đầy đủ quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn xác nhất
1. IPA là gì?
IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet (bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế). IPA là hệ thống ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học sáng tạo ra và sử dụng để thể hiện âm tiết trong ngôn ngữ chính xác và riêng biệt nhất. IPA được nghiên cứu và phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế.
Nói một chút về nguyên tắc của IPA là đem đến 1 ký hiệu độc nhất cho mỗi âm đoạn, dùng để phân biệt đơn âm được viết bằng cách kết hợp 2 mẫu tự khác nhau và những từ có cùng cách viết nhưng lại khác nhau về cách đọc. Mẫu tự trong bảng sẽ chỉ có 1 cách đọc duy nhất, không phụ thuộc vào vị trí trong từ.
2. Cấu tạo IPA
Bảng IPA gồm 44 âm (sounds), bao gồm cả nguyên âm và phụ âm. Trong đó có:
-
- 20 nguyên âm (vowel sounds): 12 nguyên âm đơn (monophthongs) và 8 nguyên âm đôi (diphthongs).
- 24 phụ âm (consonant sounds): phụ âm vô thanh (unvoiced consonant) và phụ âm hữu thanh (voiced consonant).
3. Cách đọc bảng phiên âm IPA
Hãy đọc kỹ từng âm một, nắm rõ các quy tắc phát âm tiếng Anh IPA một cách khoa học và chi tiết. Khi học, hãy so sánh các âm giống nhau, note các âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Sau khi đọc kỹ các âm lẻ, bắt đầu học các âm ở vị trí khác nhau như phần đầu, cuối, giữa từ.
4. Bài tập luyện phát âm cơ bản
Chọn từ có âm tiết được gạch chân có phát âm khác với những từ còn lại:
Exercise 1
1. A. rough B. sum C. utter D. union 2. A. noon B. tool C. blood D. spoon 3. A. chemist B. chicken C. church D. century 4. A. thought B. tough C. taught D. bought 5. A. pleasure B. heat C. meat D. feed 6. A. chalk B. champagne C. machine D. ship 7. A. knit B. hide C. tide D. fly 8. A. put B. could C. push D. moon 9. A. how B. town C. power D. slow 10. A. talked B. naked C. asked D. liked
Exercise 2
1. A. hear B. clear C. bear D. ear 2. A. heat B. great C. beat D. break 3. A. blood B. pool C. food D. tool 4. A. university B. unique C. unit D. undo 5. A. mouse B. could C. would D. put 6. A. faithful B. failure C. fairly D. fainted 7. A. course B. court C. pour D. courage 8. A. worked B. stopped C. forced D. wanted 9. A. new B. sew C. few D. nephew 10. A. sun B. sure C. success D. sort
Đáp án:
EX : 1d 2c 3a 4b 5a 6a 7a 8d 9d 10b EX 2: 1c 2b 3a 4d 5a 6c 7d 8d 9b 10b
Download 400 bài tập luyện quy tắc phát âm tiếng Anh PDF:
TẠI ĐÂY
II. Quy tắc phát âm tiếng Anh – quy tắc trọng âm (stress)
Hiểu và nắm rõ quy tắc phát âm tiếng Anh – trọng âm sẽ giúp bạn phát âm có ngữ điệu, hay và giống người bản xứ hơn. Dưới đây là 15 quy tắc đánh dấu trọng âm bạn nên biết:
1. Từ có 2 âm tiết
- Quy tắc 1:
-
- Với các động từ có 2 âm tiết, trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: assist (trợ lý) /əˈsɪst/; destroy (phá hủy) /dɪˈstrɔɪ/
- Tuy nhiên cũng có 1 số động từ 2 âm tiết lại có trọng âm chính rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: open (mở) /ˈəʊ.pən/; listen (nghe) /ˈlɪs.ən/
-
- Quy tắc 2: Đa số các danh từ và tính từ có 2 âm tiết, trọng âm chính sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: mountain (núi) /ˈmaʊn.tən/; handsome (đẹp trai) /ˈhæn.səm/
- Quy tắc 3:
- Một số từ có trọng âm thay đổi khi từ loại của chúng thay đổi. Đối với từ vừa là danh từ vừa là động từ, nếu là danh từ, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, nếu là động từ, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: Record (ghi âm) (v) /rɪˈkɔːrd/ và bản ghi âm (n) /ˈrek.ɚd/
- Trường hợp ngoại lệ: visit (thăm) /ˈvɪz.ɪt/, travel (du lịch) /ˈtræv.əl/, promise (hứa) /ˈprɑː.mɪs/: trọng âm luôn rơi vào âm tiết thứ nhất.
2. Từ có 3 âm tiết trở lên
-
- Quy tắc 1: hầu như các từ tận cùng là đuôi ic, ian, tion, sion, trọng âm sẽ rơi vào âm liền kề trước nó. Ví dụ: precision (rõ ràng) /prɪˈsɪʒ.ən/; scientific (tính khoa học) /ˌsaɪənˈtɪf.ɪk/.
- Quy tắc 2: các từ tận cùng là ade, ee, ese, eer, eete, oo, oon, ique, aire, trọng âm nhấn vào chính đuôi nó. Ví dụ: Vietnamese (Việt Nam) /ˌvjet.nəˈmiːz/, questionnaire (bản câu hỏi) /ˌkwes.tʃəˈneər/.
- Quy tắc 3: các từ tận cùng là al, ful, y, trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Ví dụ: natural (tự nhiên) /ˈnætʃ.ər.əl, ability (khả năng) /əˈbɪl.ə.ti/.
- Quy tắc 4: các tiền tố không có trọng âm, thường nhấn vào âm thứ 2. Ví dụ: unable (không thể) /ʌnˈeɪ.bəl/, illegal (bất hợp pháp) /ɪˈliː.ɡəl/.
- Quy tắc 5: các từ có đuôi ever, trọng âm nhấn vào chính âm đó. Ví dụ: whatever (bất cứ thứ gì) /wɒtˈev.ər/, whenever (bất cứ khi nào) /wenˈev.ər/.
3. Quy tắc đánh dấu trọng âm từ ghép
-
- Quy tắc 1: danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: raincoat (áo mưa) /ˈreɪŋ.kəʊt/, sunrise (bình minh) /ˈsʌn.raɪz/.
- Quy tắc 2: các tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: home-sick (nhớ nhà) /ˈhəʊm.sɪk/, water-proof (chống nước) /ˈwɔː.tə.pruːf/.
- Quy tắc 3: động từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: undertake (đảm nhận) /ˌʌn.dəˈteɪk/, overcome /ˌəʊ.vəˈkʌm/.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy tắc phát âm tiếng Anh – đánh dấu trọng âm, tham khảo bài viết:
4. Bài tập vận dụng phần trọng âm
Chọn đáp án chứa từ có trọng âm khác với những từ còn lại:
- Question 1: A. occurrence B. preference C. particular D. spectator
- Question 2: A. pioneer B. principle C. architect D. military
- Question 3: A. utterance B. performance C. attendance D. reluctance
- Question 4: A. terrorist B. terrific C. librarian D. respectable
- Question 5: A. achievement B. ferocious C. adventure D. orient
- Question 6: A. abduction B. ablaze C. abnormal D. absolutely
- Question 7: A. abbreviate B. abandon C. abdication D. abscond
- Question 8: A. abnormality B. abstention C. abortive D. inferior
- Question 9: A. brotherhood B. cluster C. alimony D. enquiry
- Question 10: A. enterprise B. differentiate C. diabetes D. diagnosis
Đáp án
-
- B
- A
- A
- A
- D
- D
- C
- A
- D
- A
Tham khảo thêm các bài tập trọng âm trong tiếng Anh tại:
III. Quy tắc phát âm một số đuôi trong tiếng Anh
Một số đuôi đặc biệt trong tiếng Anh là s/es; hoặc -ed có các quy tắc phát âm tiếng Anh riêng.
1. Đuôi s/es
Đuôi s/es có 3 cách phát âm chính đó là:
Phát âm đuôi
Quy tắc phát âm s/es
Ví dụ
Phát âm đuôi /s/
Kết thúc bằng các phụ âm vô thanh: /θ/, /f/, /k/, /p/, /t/
- Cats (mèo) /kæt/
- Works (làm) /wə:ks/
Phát âm đuôi /z/
Kết thúc bằng các phụ âm hữu thanh hoặc kết thúc bằng nguyên âm.
- Dreams (giấc mơ) /dri:mz/
- Plays (chơi) /pleiz/
Phát âm đuôi /iz/
Kết thúc bằng các phụ âm vô thanh: /s/ /ʃ/ /ʧ/ và các phụ âm hữu thanh /z/ /ʒ/, /dʒ/
- Boxes (hộp) /bɒksiz/
- Crashes (tiền mặt /kræ∫iz/
Tham khảo kỹ hơn về quy tắc phát âm đuôi e/es tại:
2. Đuôi ed
Đuôi ed có các quy tắc phát âm tiếng Anh như sau:
Phát âm đuôi
Quy tắc phát âm ed
Ví dụ
Phát âm đuôi /t/
Khi động từ có phụ âm kết thúc là vô thanh (unvoiced consonant) /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/
- Looked (nhìn) /lʊkt/
- Breathed (thở) /breθt/
Phát âm đuôi /id/
Động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/
Xem thêm : 10 Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh giúp bạn nói chuẩn hơn mỗi ngày
Started (bắt đầu)
- UK /stɑːtid/
- US /stɑːrtid/
Phát âm đuôi /d/
Động từ kết thúc bằng nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh (voiced consonant) l, n, r, b, g, m, z, s, v
- Damaged (làm hỏng) /ˈdæm.ɪdʒd/
- Used (sử dụng) /juːzd/
3. Bài tập luyện phát âm e/es, ed
Bài 1: Chọn từ có phần phát âm s/es khác với các từ còn lại:
- A. proofs B. books C. points D. days
- A. helps B. laughs C. cooks D. finds
- A. neighbors B. friends C. relatives D. photographs
- A. snacks B. follows C. titles D. writers
- A. streets B. phones C. books D. makes
- A. cities B. satellites C. series D. workers
- A. develops B. takes C. laughs D. volumes
- A. phones B. streets C. books D. makes
- A. proofs B. regions C. lifts D. rocks
- A. involves B. believes C. suggests D. steals
Đáp án
- D
- D
- D
- A
- B
- B
- D
- A
- B
- C
Thực hành thêm bài tập về phần phát âm s/es tại:
Bài 2: Chọn từ có phần phát âm đuôi ed khác với các từ còn lại
1. A. arrived
B. believed
C. received
D. hoped
2. A. opened
B. knocked
C. played
D. occurred
3. A. rubbed
B. tugged
C. stopped
D. filled
4. A. dimmed
B. traveled
C. passed
D. stirred
5. A. tipped
B. begged
C. quarreled
D. carried
6. A. tried
B. obeyed
C. cleaned
D. asked
7. A. packed
B. added
C. worked
D. pronounced
8. A. watched
B. phoned
C. referred
D. followed
9. A. agreed
Xem thêm : Bật mí 6 mẹo để nói tiếng Anh lưu loát như người bản ngữ
B. succeeded
C. smiled
D. loved
10. A. laughed
B. washed
C. helped
D. weighed
Đáp án:
1 – D, 2 – B, 3 – C, 4 – C, 5 – A, 6 – D, 7 – B, 8 – A, 9 – B, 10 – D
Luyện tập thêm các bài phát âm đuôi ed tại:
IV. Quy tắc phát âm tiếng Anh – quy tắc nối âm
Sau khi biết cách đọc đúng từng âm tiết cấu tạo thành từ, biết cách xác định trọng âm, phần tiếp theo cần học là quy tắc nối âm. Vậy, có bao nhiêu quy tắc nối âm trong tiếng Anh mà bạn cần nhớ. Dưới đây là những quy tắc quan trọng mà bạn nên nằm lòng:
1. Phụ âm với nguyên âm
Trong trường hợp 1 từ kết thúc bằng 1 phụ âm và từ đứng sau nó bắt đầu bằng 1 nguyên âm thì chúng ta sẽ nối phụ âm đó với nguyên âm đằng sau. Hiểu một cách khác, từ thứ 2 sẽ nghe giống như được bắt đầu bằng phụ âm cuối của từ trước nó. Ví dụ:
-
- She can‿always help‿us. (Cô ấy luôn luôn giúp đỡ chúng tôi).
- This‿is‿an exciting event. ( Đây là một sự kiện rất thú vị).
2. Nguyên âm với nguyên âm
Nếu 1 từ kết thúc bằng 1 nguyên âm và từ liền sau nó cũng bắt đầu bằng 1 nguyên âm thì nguyên âm cuối của từ đứng trước nó sẽ được nối với nguyên âm đầu của từ đứng sau. Một số quy tắc cụ thể:
-
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng nguyên âm đơn /ɪ/ hoặc /iː/, hoặc các nguyên âm đôi /aɪ/, /eɪ/ và /ɔɪ/, từ tiếp theo bắt đầu bằng 1 nguyên âm bất kỳ, thì 2 từ sẽ được nối với nhau bằng âm /j/. Ví dụ: Say it: /sei jit/ (nói đi).
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng nguyên âm tròn môi, từ sau bắt đầu bằng nguyên âm bất kỳ thì dùng âm “w” để nối giữa 2 từ. Ví dụ: Do it (làm đi): /du: wit/.
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng nguyên âm dài môi (là nguyên âm khi bạn phát âm, môi kéo dài sang 2 bên, ví dụ như “e, i”), từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm bất kỳ, thì chúng ta sẽ nối bằng âm “y”. Ví dụ: I ask (tôi hỏi): /ai ya:sk/.
3. Nối phụ âm với phụ âm
Trong nguyên tắc phát âm tiếng Anh, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau thì chúng ta chỉ đọc kéo dài 1 phụ âm. Ví dụ: With thanks (với lòng biết ơn): /wɪ ‘θ:æ̃ŋks/. Một số nguyên tắc liên kết phụ âm:
-
- /t/ + /j/ ➡ /tʃ/. Ví dụ: but use your head (nhưng sử dụng cái đầu của bạn đi – hãy suy nghĩ đi): /bətʃuːz jɔː hed/.
- /d/ + /j/ ➡ / dʒ/. Ví dụ: She had university students (Cô ấy có sinh viên đại học): /ʃiː hædʒuːniːˈvɜːsɪti ˈstjuːdənts/.
4. Bài luyện nói nối âm
Hãy đọc to và áp dụng các quy tắc nối âm trong các từ sau:
-
- Look at that! – /lʊ kæt ðæt/
- Would you help me? – /wʊ dʒu hɛlp mi/
- Press your hands together – /prɛ ʃər hændz təˈgɛðər/
Luyện tập thêm kỹ thuật Shadowing – bắt chước y hệt lời nói tiếng Anh mà bạn nghe được với các đoạn hội thoại của người bản xứ để nâng kỹ năng nối âm tự nhiên nhé!
V. Quy tắc chunking (ngắt giọng)
Để nói tiếng Anh hay hơn, có cảm xúc và tự nhiên hơn, bạn cần nắm rõ phương pháp chunking (ngắt giọng). Dưới đây là một số quy tắc ngắt giọng cơ bản nhất:
1. Quy tắc ghi nhớ các chunking có sẵn
Quy tắc đầu tiên là tuân thủ theo các chunk có sẵn: collocation (cụm từ có nghĩa được cấu thành từ những từ riêng lẻ theo thứ tự nhất định), Fixed expressions (Fixed Expression là các cụm từ cố định trong tiếng Anh, lưu ý không phải idiom) Phrasal verbs (cụm động từ được cấu thành từ động từ kết hợp với trạng từ, giới từ), Discourse markers (liên từ). Đối với các dạng từ này, yêu cầu phải nói liền nhau, không ngắt quãng.
Ví dụ:
-
- Collocation: pose/ trigger a problem – /pəʊz / ˈtrɪɡ.ər eɪ prɒb.ləm/: (gây ra, châm ngòi vấn đề), do wonders for: tốt cho ai.
- Fixed expressions: day by day: ngày qua ngày, now and then: thỉnh thoảng, ups and down: thăng trầm.
- Phrasal verbs: take off: cất cánh, set off: tạo ra
- Discourse markers: by the way: nhân tiện thì, like I said: như tôi đã nói
2. Quy tắc Chunking theo dấu câu
Chunking còn có thể dựa vào dấu hiệu có sẵn đó là các dấu câu. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất khi luyện nói: ngắt theo nhịp dấu chấm, dấu phẩy, … giúp đoạn văn, lời nói thêm phần tự nhiên. Đây cũng là quy tắc dễ nhớ, dễ thực hiện nhất trong phần chunking (đối với những đáp án mẫu khi tập luyện.)
3. Quy tắc ngắt giọng sau câu hoặc quãng nói có ý nghĩa
Trong bài thi nói tiếng Anh hay trong giao tiếp hằng ngày, quy tắc chunking phụ thuộc vào quãng nói. Chúng ta cần ngắt giọng sau câu hoặc quãng nói có ý nghĩa. Hạn chế ngắt tự do.
4. Luyện tập quy tắc chunking với đoạn văn sau
“Okay so, / I’m going to tell you about an activity that I like to do / with an elderly person in my family, / and that is playing backgammon / with my mother.
You know backgammon is quite a popular board game back at home, / and whenever I go home and visit my mother, / you know we always sit down with a cup of tea / in the evening / and we have a few games of backgammon.”
(Dấu / là đánh dấu quãng ngắt).
VI. Quy tắc intonation (ngữ điệu)
Intonation là cách lên giọng hoặc xuống giọng khi nói. Khi có ngữ điệu, lời nói sẽ trở nên trơn tru hơn và hấp dẫn. Không những thế, ngữ điệu còn giúp cho người nói có thể truyền tải được cảm xúc của mình chân thực hơn. Dưới đây là 1 số quy tắc intonation bạn nên nắm rõ:
1. Ngữ điệu với trọng âm
Trọng âm câu thường sẽ rơi vào content words – những từ tạo nên ý nghĩa của câu, như danh từ, động từ, …
Ví dụ: I think there are a number of reasons for this. (Tôi nghĩ có rất nhiều lý do cho việc này). Câu này có các content words quan trọng là think (động từ) và number, reasons (danh từ).
2. Ngữ điệu và nội dung
Ngữ điệu lên xuống còn phụ thuộc vào nội dung của câu. Ví dụ 1 số quy tắc lên giọng xuống giọng:
Quy tắc ngữ điệu
Các trường hợp
Lên giọng
- Lên giọng nhấn vào cuối câu hỏi yes/no. Ví dụ: Are you ready? (Bạn đã sẵn sàng chưa?)
- Lên giọng cao vào cuối câu hỏi đuôi mang nghĩa hỏi. Ví dụ: She is your mother, isn’t she? (cô ấy là mẹ bạn có phải không).
- Lên giọng khi thể hiện sự ngạc nhiên. Ví dụ: Oh, really? (oh, thật vậy sao).
- Lên giọng khi xưng hô thân mật. Ví dụ: Honey, My girl. (cô nàng của tôi).
Xuống giọng
- Xuống giọng ở cuối câu hỏi có từ để hỏi. Ví dụ: What’s your name? (tên bạn là gì).
- Xuống giọng ở cuối câu hỏi đuôi mang nghĩa xác nhận. Ví dụ: She doesn’t look that sick, does she? (trông cô ấy không có vẻ bị ốm).
- Xuống giọng ở cuối câu trần thuật. Ví dụ: Today is a hot day! (hôm nay là ngày nóng).
- Xuống giọng ở cuối câu đề nghị, mệnh lệnh. Ví dụ: Please turn up the fans. (hãy bật quạt).
- Xuống giọng ở cuối câu cảm thán. Ví dụ: That’s amazing! (thật bất ngờ).
- Xuống giọng cuối câu trả lời cho câu hỏi yes/no. Ví dụ: Yes, I do. (đúng vậy).
3. Luyện tập quy tắc ngữ âm
Đánh dấu ngữ điệu và luyện tập với các câu sau: Điền ↓ (xuống giọng) hoặc ↑ (lên giọng) trong các câu sau:
-
- What are you learning?
- Do you want to learn English?
- Of course, but I don’t know where.
- I will learn pronunciation there immediately.
Đáp án:
-
- What are you doing? ↓
- Do you want to learn English? ↑
- Of course, but I don’t know where? ↑
- I will learn pronunciation there immediately. ↓
VII. Bí quyết luyện quy tắc phát âm tiếng Anh hiệu quả
Để luyện tập phát âm hiệu quả, hãy nắm rõ những quy tắc sau đây nhé!
1. Xác định giọng muốn theo
Bạn nên xác định trước mình muốn theo giọng Anh-Anh hay Anh- Mỹ để học tập trung hơn. Bởi vì giọng Anh-Anh và Anh-Mỹ có 1 số quy định và thói quen phát âm khác nhau. Nắm rõ sẽ giúp bạn không bị lẫn lộn trong cách phát âm.
2. Luyện giao tiếp hằng ngày (tự nói, cùng partner)
Muốn phát âm chuẩn, nói tốt, hãy tập luyện mỗi ngày. Đơn giản là việc bạn tự đọc to các từ vựng lên, hoặc có thể tự luyện nói trước gương hay có cơ hội thì tập luyện cùng partner. Trong quá trình luyện nói, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ check lỗi phát âm và phiên âm, đọc mẫu từ như các loại từ điển Cambridge hoặc Oxford Learner Dictionary.
3. Nghe hội thoại nhiều
Luyện nghe các đoạn hội thoại trong giao tiếp hằng ngày cũng là cách nâng phản xạ phát âm của bạn. Hiện nay, kho tài liệu nghe rất nhiều, bạn có thể download từ nhiều nguồn. Tuy nhiên nên lựa chọn các nguồn nghe uy tín như: các bài nghe trên kênh của British Council, IDP, kho Test Practice của Prep hoặc nghe podcast tiếng Anh.
4. Học và luyện quy tắc phát âm tiếng Anh cùng Prep
Với kho học liệu khổng lồ được xây dựng từ các giáo viên giỏi hạng A, các khóa học của Prep dành cho người học tiếng Anh từ con số 0 có cung cấp bài học phát âm từ cơ bản đến nâng cao. Bạn sẽ được học lập lý thuyết, làm bài tập luyện và kiểm tra online, nhận kết quả và theo dõi lộ trình tiến bộ của bản thân.
Không chỉ riêng nội dung học phát âm, khi sở hữu khoá học của Prep, bạn sẽ được nâng cấp toàn diện về trình độ tiếng Anh, tự tin với các kỳ thi vươn tầm quốc tế.
Trên đây là tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh nhất định bạn nên nắm rõ. Hãy đi từ những kiến thức cơ bản nhất để có thể thành thạo tiếng Anh và đạt được mục tiêu mà bạn muốn. Prep luôn đồng hành cùng bạn!
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Học Tiếng Anh