Nguồn: Duy Mạnh – Group nạn nhân Kiên Trần
- Top 40+ Các Trường Đại Học Xét IELTS 2023: Tuyển Thẳng & Ưu Tiên Cộng Điểm
- Điểm IELTS 6.5 làm được gì, có dễ đạt được band điểm này không?
- Bộ đề Ielts Speaking Forecast Quý 1 2022 – IELTS IDV
- IELTS 8.5 có khó như bạn nghĩ? Học như thế nào để đạt được mức điểm này?
- Forecast IELTS Writing Quý 2 2023 (Tháng 4, 5 & 6) – đầy đủ các dạng đề
Mình buồn khi thấy nhiều bạn vẫn cho rằng quyển cẩm nang này rất có giá trị với các bạn, mặc dù những nội dung dưới đây mình đã trình bày ở comment các post khác rồi, mình vẫn reup lại thành một post hoàn chỉnh như dưới đây. Đánh giá chung về sách:
Bạn đang xem: “Cẩm nang tự học IELTS” của Kiên Trần liệu có giá trị?
- Nội dung hướng dẫn thì ít, viết blog về cuộc đời cá nhân thì nhiều.
- Nội dung hướng dẫn liên quan trực tiếp tới kiến thức tiếng anh lại càng ít nữa, nhưng sai rất nhiều.
- Nội dung về “động lực” ko được chính tác giả áp dụng tốt (tác giả fake điểm và vẫn thể hiện trình độ tiếng anh yếu kém tính đến tháng 5-2020).
- Những cái hợp lý trong phương pháp rèn luyện của tác giả, bạn có thể đọc được ở rất nhiều group và forum chia sẻ cách học ngoại ngữ. Điều nguy hại là trong sách có đề cập tới nhiều cách rèn luyện phản khoa học.
- Nội dung sách… mình có thể viết lại trong 10 trang A4 trở lại… Mình khá tự tin (học từ anh nhà đó 😝)
—————————————————-
ĐÁNH GIÁ VỀ TRANG 17

Các bạn mới vào group sẽ thấy các trang đầu của sách được “review” nhiều, còn các trang sau lại ko thấy. Mình giải thích cho nhé: (1) như đã nói ở trên sách viết blog về cuộc đời cá nhân rất nhiều -> nội dung về tiếng anh rất ít, và (2) phốt Kiên nhiều quá và các bạn khác bị thu hút bởi các sức hút khác của Kiên nên lãng quên sách.
Rồi, giờ tới lượt mình.(3)(4)(5)(6)(9): Kiên ko phải người đặt ra rule cho IELTS writing nên các câu mệnh lệnh ko kèm giải thích này ko có giá trị tham khảo. Chẳng những ko có giá trị tham khảo, các bullets này cũng… SAI (xem tiếp).(7)(8)(9): Huề vốn, hiển nhiên. “Chỉ dùng khi cần”, “bài viết cần rõ và dễ nắm bắt càng tốt”: khi cần là khi nào, bài viết như thế nào thì rõ và dễ nắm bắt? Lời khuyên như vậy ko có giá trị vì ko đi kèm hướng dẫn. Về bullet 3 và 4, Cambridge English, cô Pauline và thầy Simon đều KHÔNG đưa cảnh báo về việc không nên sử dụng. Họ cũng nhấn mạnh về myth này nhiều lần, bạn Thai Thanh Van trong group cũng đã đề cập tại:
https://kientranhandbook.wordpress.com/2020/07/25/du-kien-tran-fake-bang-ielts-nhung-quyen-handbook-van-dung-duoc-chu/
Chú giải:
- Cambridge English: cơ quan thiết kế format IELTS, cũng là cơ quan ra đề thi.
- Cô Pauline: người viết sách và ra đề thi cho Cambridge, học về ngôn ngữ Anh và đã nghiên cứu ngôn ngữ hơn 25 năm.
- Thầy Simon: cựu giám khảo chấm Writing cho IELTS.
Mình cũng tranh thủ nhấn mạnh lại chỉ trích của mình dành cho Kiên Trần về việc thường xuyên nói suông, ko kèm lập luận giải thích. Sau đây là quan điểm của mình:
Bullet 5: Nhắc lại bullet 5 của tác giả
Xem thêm : Free Download Cambridge IELTS 9 book (PDF version + audio)
“Không bao giờ dùng các câu sáo rỗng. It is undeniable that, There is no room for doubt that,…”
Ghi chú từ mình: “It is undeniable that…”, “There is no room for doubt that…” tựu chung là family của “It is true…”
👉 Đối với tiểu luận/khóa luận đại học, cao học, ect, chúng ta nên hạn chế dùng family “It is true…” vì lối mở màn này dễ mang tính chất phán đại (mà ở bậc đại học chúng ta cần làm “nghiên cứu”, đánh giá trên số liệu, ect). Chưa đưa ra vấn đề, giải thích giải trình các kiểu mà đã ngay lập tức “It is true…” thì giảm độ thuyết phục.
TUY NHIÊN, ielts writing task 2 ko đòi hỏi mức độ này (sẽ ko bị trừ điểm đâu, mình chưa tiếp cận dc source từ IELTS nói trừ điểm cái này), gói gọn trong thời gian hạn chế thì bạn ko cần ráng né các cách mở bài như trên vì nó… dễ. Với người idea lai láng thì mình nghĩ nên né. Ngoài ra, với những topics cụ thể về luân thường đạo lý, quy luật bất biến, ect (hoàn toàn khác với report nghiên cứu ở đại học, cao học) thì family “It is true…” ko mang tính quy chụp nên ko cần phải tránh. Ví dụ: It is true that the sun rises in the east and sets in the west.
Tóm tắt:
(1) Tác giả ko giải thích và lập luận được lý do vì sao phải tránh sử dụng một lối viết nào đó, dẫn tới lời hướng dẫn ko có giá trị tham khảo. 🙏(2) Tác giả không generalize được vấn đề ở bullet 5: thế nào là sáo rỗng (family “It is true…”) để người đọc hiểu thật sự chứ ko phải đọc vẹt. (3) Phán “Ko bao giờ dùng…” là thiển cận.
Bullet 6: Tác giả nói
“Sử dụng ít các từ will, that which. Nên dùng would, could”.
👉 Lại một lần nữa anh nhà đéo chịu giải thích… 🙏
Xem thêm : Những kỹ năng luyện nghe IELTS Listening cho người mới bắt đầu
Các modal verbs đó khác nhau sao và trong academic writing khác nhau cụ thể thế nào, các bạn tìm hiểu sâu ở nguồn uy tín hen. Cambridge English cũng ko hề đưa ra một rule nào về việc cấm đoán hoặc NÊN/KO NÊN sử dụng một modal verbs cụ thể, cũng như mệnh đề tính từ.
Gói gọn trong ielts writing thì thầy Simon hướng dẫn will/would đc dùng thay phiên nhau để tránh lặp từ, tương tự can/could, may/might. Dùng will/would để expose quan điểm của bạn (câu hỏi dạng “To what extend do you agree or disagree”) và may/might cho dạng câu hỏi “discuss-ko hỏi opinion”.
Nội dung mình nói trên là công thức VẸT (tips) để người viết gói gọn trong thời gian có hạn (số lượng chữ viết ra được hạn chế, 250+ words) mà có thể đi đúng hướng với Task Response của đề. Nếu bạn trình bày kỹ lưỡng và sâu sát hơn, hiểu sâu thật sự sự khác nhau của các modal verbs trên thì ko cần áp dụng công thức VẸT đâu!
Về cách học writing của tác giả: Anh có viết
“Viết báo cáo, nghiên cứu, tiểu luận (bằng tiếng anh) ở trường mỗi tuần/lần”.
Mình tự hiểu tác giả (Kiên) đang trình bày về cách anh học viết cho IELTS (vì anh đang viết handbook cho ielts). Cái này buồn cười nè, tại vì nếu bạn đang du học (hoặc học chương trình đại học quốc tế ở VN) thì đâu cần thi ielts chi nữa haha. Bỏ qua vấn đề mua vui, theo mình đã đọc ở nhiều nguồn, nhiều examiner (tức cũng tạm là đại diện cho IELTS) và thầy cô uy tín đánh giá rằng mức độ của bài viết trong IELTS chỉ ở mức dành cho “high school” (cấp 3 ở VN).
Dưới đây là quan điểm của thầy Simon về task 2 academic, mình trích nguyên văn:
“I consider task 2 essays (like the one I wrote) to be “high school style” essays, rather than “university level” essays. This is because we’re writing about our own ideas and opinions; we don’t have access to any research. Task 2 essays should be clear and easy to read, with a focus on relevant ideas and good ‘topic vocabulary’. You won’t have time to develop the kind of detailed arguments that a university teacher would expect, so imagine that you’re writing for your high school teacher!”
Cái này thuộc về quan điểm khá nhiều, nhưng bạn có thể tham khảo thật nhiều các bài writing mẫu ở các band từ 5.5->7. trong các quyển đề Cambridge để tự có cái nhìn chính xác. Bạn đối xử với bài viết IELTS càng “nghiêm túc” thì càng tốt thôi, nhưng nên cân nhắc: (1) thời gian làm bài thi có hạn và (2) đây là 1 chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh như một ngoại ngữ, ko đánh giá khả năng nghiên cứu của bạn.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Luyện thi Ielts