1. Tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Trí tuệ cảm xúc – EQ là chỉ số thể hiện năng lực nhận thức cảm xúc của chính bản thân và của người khác. Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman, những yếu tố hình thành nên EQ là: Khả năng tự nhận thức, khả năng tự quản lý, khả năng nhận thức xã hội, khả năng quản lý mối quan hệ.
- TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC
- Chương trình liên kết quốc tế là gì? Học phí bao nhiêu, Có nên học không
- Các trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tốt nhất hiện nay
- Thạc sĩ dược là gì? Chương trình đào tạo, thời gian học, học phí và cơ hội nghề nghiệp
- Chi tiết chương trình đào tạo – Ngành Kiến trúc – Chương trình tiêu chuẩn 2021
Việc sở hữu trí tuệ cảm xúc cao, sẽ giúp các bé tránh được bẫy của thiên kiến nhận thức. Từ đó giúp cho việc giao tiếp và đưa ra quyết định của các bé sau này được khách quan, hợp lý hơn, cũng như tạo điều kiện để quá trình làm việc với người khác hiệu quả hơn.
Bạn đang xem: 3 nguyên tắc – 4 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non ba mẹ cần biết
EQ giúp các bé phát triển khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ bạn bè. Với EQ cao, các em sẽ dễ dàng hòa nhập vào các nhóm bạn và tăng cơ hội kết thêm nhiều bạn bè. Điều này không chỉ giúp các bé xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt trong học tập mà còn cho sự nghiệp sau này. Ví dụ, có một mạng lưới bạn bè rộng lớn, các bé sẽ có cơ hội nhận được sự trợ giúp và lời khuyên từ những người cùng trang lứa, trở thành đồng nghiệp, đối tác sau này.
EQ cũng giúp các em học sinh phát triển khả năng tự tin diễn đạt trước đám đông. Với EQ cao, các bé sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người và nhận được sự tin tưởng từ đa số. Hơn nữa, EQ còn giúp các em hiểu thấu hiểu người khác, được lòng mọi người xung quanh . Đặc biệt, nếu các em có hứng thú với các ngành nghề như truyền thông, chính trị, diễn giả, MC truyền hình,… thì EQ là chìa khóa vàng để mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp sau này của mình.
Ngoài ý nghĩa về sự nghiệp, EQ còn giúp các bé hoàn thiện nhân cách, quản lý cảm xúc và hành vi, tránh xa những thói quen cũng như những tật xấu trong xã hội. Hầu hết các vụ phạm tội của trẻ em và thanh thiếu niên đều liên quan đến những trẻ bị bỏ rơi hoặc sống trong môi trường gia đình không hạnh phúc. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng và giáo dục một cách khoa học, và được rèn luyện EQ từ thời niên thiếu, các bé sẽ sống trong tình yêu thương gia đình và biết tránh xa những hành vi không tốt trong cuộc sống.
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là việc quan trọng
2. 3 nguyên tắc khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần nắm vững
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, các bậc cha mẹ cần lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là, tùy vào tính cách của mỗi bé mà ba mẹ xây dựng phương pháp giáo dục riêng sao cho phù hợp. Có 3 nguyên tắc cần nhớ khi giáo dục cảm xúc cho các bé cần lưu ý như sau:
2.1. Mỗi trẻ cần có một phương pháp giáo dục cảm xúc riêng
Nếu việc giáo dục cảm xúc cho trẻ đều được triển khai theo hướng áp dụng một phương pháp cho mọi trẻ thì sẽ khiến ba mẹ và bản thân gặp khó khăn trong việc khám phá điểm mạnh riêng của mỗi bé. Chẳng hạn như với những trẻ năng động và nhiệt huyết, ba mẹ cần hướng dẫn cho con cách kiểm soát cảm xúc và đồng thời khuyến khích trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn. Tuy nhiên, với những trẻ nhút nhát và thích ẩn mình, các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn bằng cách thường xuyên hỏi han, tạo điều kiện để thúc đẩy trẻ thể hiện quan điểm của mình. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin, tăng cường khả năng giao tiếp và tự biểu đạt, và từ đó, khám phá và phát triển tiềm năng cá nhân của mình một cách toàn diện.
Ba mẹ đừng nên quá cứng nhắc trong vấn đề giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, bởi vì không chỉ mỗi đứa trẻ mà thậm chí ở mỗi thời điểm khác nhau cảm xúc của bé lại có sự thay đổi khác nhau. Hãy luôn chậm rãi từng chút một và cố gắng hiểu được nội tâm của trẻ để có định hướng rèn luyện cảm xúc cho một bé một cách tốt nhất.
2.2. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cần được thực hiện mọi lúc mọi nơi
Trong giai đoạn mầm non, trẻ em vẫn chưa có nhận thức sâu sắc và thường bắt chước những phản ứng xung quanh. Chính vì thế, ba mẹ cần chú ý quan sát hành vi và thái độ của con, từ đó nhẹ nhàng hướng dẫn, phân tích và uốn nắn từ từ để giúp các bé có phản ứng một cách phù hợp. Không chỉ giới hạn ở nhà và trường, việc phát triển kỹ năng này còn cần được mở rộng thông qua việc cho bé tham gia nhiều các hoạt động xã hội. Bằng cách trải qua những trải nghiệm thực tế này, trẻ sẽ trở nên giàu cảm xúc và có môi trường thích hợp để thực hành kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng tương tác xã hội và tạo ra sự cân bằng trong tâm trạng của mình.
2.3. Ba mẹ cần làm gương cho các bé
Người lớn đóng vai trò quan trọng như một bức tranh mẫu, là nguồn cảm hứng để con học cách biểu đạt cảm xúc, giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống. Tuy nhiên, những hành vi không đúng mực có thể làm cho trẻ tin rằng đó là những hành vi chính đáng và bắt chước, điều này vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, mỗi cử chỉ và thái độ của ba mẹ cần tuân thủ các chuẩn mực và phù hợp với từng tình huống, từ đó gián tiếp truyền đạt giáo dục cho con. Bên cạnh việc chỉ dẫn và làm gương cho con, ba mẹ cũng cần đồng cảm với con, tạo điều kiện để khen ngợi và khuyên nhủ con đúng lúc, đồng thời trở thành người bạn đồng hành, giúp con có môi trường phát triển tốt nhất. Qua đó, trẻ em sẽ hình thành những giá trị và kỹ năng tốt, từng bước trưởng thành và tự tin trong cuộc sống.
3. 4 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả
Xem thêm : Tổng hợp kiến thức toán lớp 4 chi tiết nhất
Bên cạnh những nguyên tắc cần lưu ý thì ba mẹ nên áp dụng những phương pháp cụ thể, rõ ràng. Các phương pháp đúng đắn sẽ giúp cho quá trình giáo dục cảm xúc cho bé được diễn ra hiệu quả và khoa học hơn. Dưới đây là 4 phương pháp phổ biến nhất trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Hãy cùng tham khảo nhé.
3.1. Giáo dục cảm xúc thông qua những trò chơi, hoạt động trải nghiệm
Chơi là phương pháp giáo dục vô cùng hiệu quả đối với trẻ mầm non, sự thú vị của những trò chơi hấp dẫn sẽ mang lại sự hứng thú và giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức. Để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non một cách hiệu quả, giúp trẻ dễ dàng kiểm soát hành vi cảm xúc của mình, việc sử dụng các trò chơi và hoạt động trải nghiệm liên quan đến cảm xúc là phương pháp rất đáng áp dụng.
Thông qua việc sử dụng các trò chơi biểu cảm như mặt nạ cảm xúc, dự đoán cảm xúc qua tranh ảnh, hoạt hình, video, hay thậm chí đóng kịch để thể hiện cảm xúc của nhân vật,… việc giáo dục cảm xúc trẻ sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Nhờ đó, trẻ có cơ hội thực hành và trải nghiệm cảm xúc một cách thực tế, từ đó nắm vững và hiểu rõ hơn về các biểu hiện cảm xúc khác nhau.
Các hoạt động trò chơi này không chỉ giúp trẻ nhận biết và hiểu cảm xúc của mình, mà còn phát triển khả năng tư duy, giao tiếp và tương tác xã hội. Ngoài ra, điều này còn tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn, khuyến khích trẻ tự do thể hiện cảm xúc của mình mà không sợ bị phê phán hay bị kiểm soát.
Tổng hợp lại, sử dụng các trò chơi và hoạt động trải nghiệm liên quan đến cảm xúc là một phương pháp giáo dục cảm xúc hấp dẫn và hiệu quả cho trẻ mầm non. Nó giúp trẻ không chỉ nhận biết và hiểu cảm xúc của mình một cách sâu sắc, mà còn phát triển khả năng tư duy, giao tiếp và tương tác xã hội.
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua trò chơi
3.2. Giáo dục cảm xúc thông qua sách, tài liệu
Một trong các sở thích của các bé mẫu giáo chính là xem phim hoạt hình và nghe kể chuyện. Chính vì thế, đây cũng được xem là một phương pháp để giáo dục cảm xúc xã hội cho các bé mầm non.
Theo đó, phụ huynh có thể cho các bé xem những bộ phim hoạt hình ý nghĩa, nghe các chuyện cổ tích bổ ích, hay tiếp cận các thông điệp cuộc sống có kèm các nội dung học tập cho bé. Ba mẹ cũng có thể tham khảo các nguồn tài liệu trên internet như sách điện tử, báo, tranh truyện, thơ ca hay các đồ chơi phù hợp. Điều này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về cách giáo dục, mở rộng đề tài và dạy con về cảm xúc một cách hiệu quả.
Trước khi đi ngủ, ba mẹ cũng có thể kể cho con nghe một vài câu chuyện nhỏ trong thực tế cuộc sống, hát ru cho con, hoặc đơn giản chỉ là ôm và hôn nhẹ nhàng để truyền tải cho con cảm xúc yêu thương và sự chào đón ấm áp.
3.3. Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến cảm xúc nhằm giúp trẻ tư duy
Khi đặt câu hỏi về cảm xúc, trẻ sẽ được khuyến khích nhận biết các cảm xúc khác nhau mà các bé trải qua. Mỗi lúc được hỏi khi trải qua một cảm xúc cụ thể, các em phải dừng lại và xem xét những gì đang xảy ra trong tâm trí và cơ thể của mình. Điều này giúp phát triển khả năng tự nhận thức và khả năng quản lý cảm xúc. Bên cạnh đó, khi tự nhìn nhận cảm xúc của mình, bé sẽ có cơ hội tìm hiểu những yếu tố gây ra cảm xúc đó và cách tương tác của mình với cảm xúc đó. Điều này khuyến khích tư duy phản biện logic, giúp trẻ phát triển kỹ năng phân tích và suy luận.
Khi trẻ được yêu cầu diễn đạt về cảm xúc thông qua việc trả lời các câu hỏi, các bé sẽ có cơ hội học và sử dụng từ vựng liên quan đến cảm xúc. Điều này giúp mở rộng vốn từ vựng của trẻ và cho phép các bé diễn đạt một cách chính xác hơn về cảm xúc của mình. Không chỉ hỏi về cảm xúc các bé, ba mẹ có thể đặt câu hỏi về cảm xúc của những người xung quanh. Đây là cách để xây dựng khả năng empati (khả năng phân biệt, hòa hợp và thấu hiểu cảm xúc), tăng sự thông cảm và hiểu biết về người khác.
Xem thêm : Những phương pháp tự học IELTS hiệu quả tại nhà của thầy Đặng Trần Tùng
Đặc biệt, khi thường xuyên hỏi bé về vấn đề cảm xúc, ba mẹ có thể nắm bắt tâm lý của bé để có thể kịp thời vỗ về, giúp đỡ, cùng bé tháo gỡ những nỗi lo lắng, thắc mắc. Việc này sẽ giúp bé không cảm thấy cô đơn trên hành trình lớn lên của mình.
Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến cảm xúc nhằm giúp trẻ tư duy
3.4. Giải phóng cảm xúc tiêu cực của bé
Việc phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ mầm non cần đi kèm với việc giải phóng những năng lượng tiêu cực bên trong để giúp trẻ có tâm trạng thoải mái và vui vẻ nhất. Việc kìm nén những cảm xúc không tốt sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính cách và tâm lý của trẻ, và nếu việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm trẻ trở nên lệch hướng. Vì vậy, ba mẹ cần giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bằng cách tham gia vào những hoạt động thú vị như nặn đất, tô màu, xây lâu đài cát, hoặc vẽ tranh. Điều này giúp tạo ra trạng thái cân bằng và loại bỏ những cảm xúc không tích cực trong trẻ. Đồng thời, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chia sẻ nhiều hơn để có thể hỗ trợ trẻ đúng lúc khi gặp khó khăn.
4. Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non tại VAS
Giai đoạn từ 2-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng để trẻ dễ dàng tiếp thu cũng như hình thành nên tính cách và nhận thức của mình, từ đó có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Hiểu rõ vấn đề đó, tại VAS, bên cạnh việc đào tạo kiến thức học thuật nhà trường còn chú tâm vào công tác giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Cụ thể, thông qua chương trình giáo dục song ngữ mầm non (kết hợp giữa chương trình văn hóa quốc gia và chương trình tiếng Anh được xây dựng dựa theo khung chương trình phát triển nền tảng tiền tiểu học – Early Years Foundation Stage của Vương Quốc Anh) sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức tình cảm và xã hội. Các bé sẽ được các thầy cô giáo hướng dẫn chi tiết để hiểu được bản thân mình trong các mối quan hệ với nhà trường, gia đình, cộng đồng, từ đó các bé sẽ học được cách sẻ chia thấu cảm và hợp tác với mọi người xung quanh mình.
Bên cạnh đó, VAS còn thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo về phát triển trí tuệ cảm xúc cho các bé. Cụ thể, với chuỗi chia sẻ truyền cảm hứng VAS TALKS đã tạo cơ hội để học sinh được lắng nghe các câu chuyện thực tế cùng những bài học có giá trị đã được đúc kết từ chính kinh nghiệm của những diễn giả, chuyên gia nổi tiếng. Ngoài ra, chương trình VAS PAINTING CONTEST với mục đích lan tỏa những thông điệp tích cực về môi trường và lòng nhân ái cũng tạo cơ hội để học sinh được truyền cảm hứng sống đẹp. Thông qua những câu chuyện ở Góc tử tế, Góc Sống Xanh hay các bức tranh,… tình yêu sẽ được nảy mầm từ sâu bên trong tâm thức của mỗi bé.
Ngoài ra, các em học sinh tại VAS còn thường xuyên được tham gia vào các chuyến từ thiện hay những chương trình vì cộng đồng. Chẳng hạn như các bé mầm non tại cơ sở Ba Tháng Hai đã được tham gia cuộc hành trình “I Can Do It” với điểm đến là mái ấm Bừng Sáng, mái ấm Nữ, mái ấm Nam, mái ấm Thiện Duyên,… Trong chuyến đi các bé sẽ mang theo món quà các bé đã tự mua trong chuyến đi siêu thị trước đó. Thông qua những chuyến đi thiện nguyện thực tế như vậy sẽ giúp các bé có cơ hội được thể hiện tình thương của mình đến những hoàn cảnh kém may mắn, qua đó giúp khơi gợi và phát triển sự đồng cảm, tình cảm bên trong mỗi bé.
Bên cạnh chương trình giáo dục, VAS còn đầu tư vào việc thiết kế lớp học nhằm tạo ra một không gian có khả năng kích thích cảm xúc và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho các em học sinh. Chẳng hạn như, lớp học đều được sơn những gam màu tươi tắn phù hợp theo từng độ tuổi học sinh. Mỗi phòng học đều được bố trí với đa dạng đồ chơi giáo cụ và dụng cụ sinh hoạt để các bé có môi trường sáng tạo thoải mái, và khám phá. Lớp học tại VAS được thiết kế nhằm tạo không khí ấm cúng như một gia đình nhỏ, với số lượng trẻ chỉ từ 18-25 em. Mỗi lớp sẽ có 2 giáo viên và 1 bảo mẫu giúp quan sát và theo dõi sát sao mọi phát triển về tâm lý, thể chất và tư duy của mỗi bé. Với sự hướng dẫn đầy yêu thương, thầy cô ở VAS sẽ mang đến các bé những trải nghiệm tuyệt vời nhất ở giai đoạn học đầu đời, biến trường học trở thành ngôi nhà thứ hai cho các em.
Chuyến đi thiện nguyện của các em mầm non VAS
Bồi dưỡng trí tuệ cho các bé mầm non là một việc làm cần thiết và nên được thực hiện đều đặn, xuyên suốt với sự kiên nhẫn để đạt được hiệu quả. Với 3 nguyên tắc – 4 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ phía trên, VAS mong rằng ba mẹ sẽ có kế hoạch nâng cao trí tuệ cảm xúc, đồng thời tạo cho con trẻ một nền tảng vững chắc ngay còn nhỏ để bé có một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và có trách nhiệm sau này. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một môi trường học tập thân thiện với phương pháp giáo dục đạt chuẩn Quốc tế thì hãy tham khảo trường VAS với 6 cơ sở trải khắp TPHCM nhé! Để tìm hiểu chi tiết về chương trình giáo dục tại VAS, Quý phụ huynh có thể liên hệ tại website: www.vas.edu.vn hoặc số hotline 0911 26 77 55.
>>> Xem thêm:
Học phí trường Quốc tế Việt Úc 2023 bao gồm các khoản phí nào?
Top 13 trường mầm non quốc tế quận 2 uy tín và chất lượng
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục