Luyện thi IELTS ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, thậm chí có phụ huynh còn cho con học và luyện IELTS từ cuối tiểu học
- Các chủ đề Writing Task 2 phổ biến mà bạn không nên bỏ qua
- IELTS Speaking Part 2 – Chiến lược tận dụng 1 phút chuẩn bị và trả lời ăn điểm
- Top 40+ Các Trường Đại Học Xét IELTS 2023: Tuyển Thẳng & Ưu Tiên Cộng Điểm
- Trọn bộ IELTS Practice Test Plus 1 2 3 (Full Ebook + Audio)
- Speaking IELTS Part 1: Tổng hợp câu hỏi theo chủ đề
Tuổi nào nên cho con học tiếng Anh?
Để trả lời câu hỏi “Khi nào và lớp mấy thì nên cho con luyện thi IELTS?” thì các (bố) mẹ có thể hỏi: “Khi nào con em nên học tiếng Anh và học như thế nào?”.
Bạn đang xem: Tuổi nào, lớp mấy nên học luyện thi IELTS?: Lời khuyên từ chuyên gia ngôn ngữ
Học tiếng Anh từ nhỏ là điều nên khuyến khích, nhưng nếu ép chín quá trình học tiếng Anh vì mục đích lấy chứng chỉ IELTS sớm, thay vì nâng cao niềm vui thích học tiếng Anh, là chưa phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tăng áp lực không cần thiết cho con.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, khả năng thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thường diễn tốt nhất sau khi con trẻ có một nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ tương đối. Tức là, nếu bạn có điều kiện, bạn có thể cho con học tiếng Anh, học mà chơi, chơi mà học, khi con bắt đầu lên 3, 5, 8 hay thậm chí lên 10. Khi đã có nền tảng đó, cộng với việc đã vững ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ trụ – the dominant language), người học có thể xử lý thuần thục các dạng thức kiểm tra trình độ ngôn ngữ thứ hai một cách dễ dàng hơn. Lúc đó bộ não của người học sẽ liên kết từ vựng mới vào các khái niệm đã có sẵn khiến việc học trở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác, từ 3 đến 10 tuổi là thời điểm vàng để con có thể bắt chước, học phát âm, hay học qua kể chuyện, âm nhạc, thơ ca, đối thoại. Tuyệt nhiên, trong độ tuổi này, các chương trình được thiết kế và quá trình giảng dạy sẽ không dạy ngữ pháp một cách quá công thức, theo hướng phân tích cao, hay bắt thuộc lòng quá nhiều.
Ví dụ, một trong hai tác giả có quan sát một lớp học tiếng Anh dành cho một học sinh lớp 7. Với lứa tuổi ấy, điều gì sẽ (nên) diễn ra trong một lớp học? Theo quan sát, em học sinh lớp 7 được giáo viên chú trọng việc dùng tiếng Anh trong hoạt động đọc sách nên khả năng đọc hiểu, từ đó chuyển sang nghe-nói của em phát triển tự nhiên. Mà không chỉ đọc, em học sinh sẽ đặt câu hỏi về điều em đang đọc. Giáo viên tập trung trợ lực cho em dùng ngôn ngữ đó vào việc diễn tả các vấn đề đời sống phù hợp lứa tuổi của em. Thông qua tiếng Anh, em sẽ khám phá về thế giới bao la ngoài kia, về các đề tài đa dạng phong phú, về sức mạnh của việc trao đổi ý tưởng một cách mạnh dạn, và dùng ngôn từ để kết nối với những người xung quanh mình.
Nói cách khác, học sinh sẽ tập trung phát triển và củng cố kiến thức nền tảng về văn phạm và từ vựng một cách tự nhiên (Natural Language Approach), hoặc thông qua các hoạt động ý nghĩa như nghe, nói, đọc, viết theo đường hướng nhiệm vụ (Task-Based Language Teaching). Học sinh lớp 7 học tiếng Anh, em hiểu được rằng, giống như tiếng Việt, em có thể vẫn mắc lỗi sai về từ vựng, ngữ pháp nhưng với sự quan sát, hướng dẫn sửa bài của giáo viên trong môi trường học phù hợp lứa tuổi đó, em sẽ dần khắc phục và nâng cao từng kỹ năng cho mình. Cách học này cũng cho thấy phương pháp sư phạm tiếp cận trẻ em và người lớn về bản chất đã rất khác nhau.
Khi nào thì trẻ có thể chuyển hướng học luyện thi IELTS?
Thời điểm tốt nhất để ôn thi IELTS một cách nghiêm túc là khi học sinh cuối THCS, bắt đầu lên cấp THPT hoặc tốt nhất là từ cấp THPT chuẩn bị lên đại học, lúc đó cấu trúc tư duy và hiểu biết xã hội của các học sinh đã được hình thành và phát triển. Học sinh đã đủ năng lực để tìm hiểu về các chủ đề trừu tượng. Bên cạnh đó, học sinh có tính kỷ luật, nghiêm túc hơn trong việc học IELTS.
Một số bài kiểm tra đánh giá tiếng Anh được sử dụng cho học sinh THCS ở Mỹ có các đề tài và ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của các em
Nếu con bạn có nền tảng kiến thức tiếng (4 kỹ năng), thì việc ôn luyện thi IELTS chỉ là một trong những trải nghiệm học vừa sức, khi con nắm được dạng bài thi (format) để ứng dụng kiến thức nền của mình.
IELTS là một kỳ thi chuẩn hóa kiểm tra kiến thức tiếng Anh học thuật. Vậy tiếng Anh học thuật là gì? Chọn lựa chương trình luyện thi IELTS mà phụ huynh gửi gắm cho con cấp THCS theo học có phản ánh sự phát triển bền vững của tiếng Anh học thuật?
Xem thêm : Download sách Complete IELTS Bands 5-6.5 (PDF+Audio) Free đầy đủ
Trên trang web của Hội đồng Anh có đoạn: “IELTS Học thuật – được thiết kế để đánh giá trình độ tiếng Anh của người sử dụng tiếng Anh để đánh giá xem họ có phù hợp với môi trường học thuật hay không. Bài kiểm tra phản ánh các khía cạnh của ngôn ngữ học thuật và đánh giá xem họ đã sẵn sàng để bắt đầu đào tạo hoặc học tập bằng tiếng Anh hay chưa”. Tương tự xây dựng tiếng Việt cho một người học từ trình độ đơn giản đến phức tạp, ngôn ngữ học thuật trong tiếng Anh là những văn bản thường được sử dụng trong môi trường nghiên cứu và học thuật. Nghĩa là, chúng được liên kết cụ thể với các ngành học (thường là từ năm 1 đại học với các môn đại cương), tài liệu nghiên cứu, sách giáo khoa, bài giảng và thảo luận học thuật. Những từ này có ý nghĩa kỹ thuật và chính xác trong một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể và chúng được sử dụng để truyền đạt các khái niệm, lý thuyết và ý tưởng chuyên ngành.
Trong khi đó, theo nghiên cứu khoa học (Dumont, Willis, & Walrath, 2016) thì phải mất từ 5 đến 7 năm để học sinh dùng (chứ không đơn thuần là hiểu) tiếng Anh học thuật. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ học ứng dụng, thời gian phù hợp nhất để bắt đầu học tiếng Anh học thuật là từ lớp 6, 7, 8 (11-12 tuổi) nhưng chúng cần thông qua các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Với thời gian tiếp cận với tiếng Anh học thuật như vậy, các học sinh sẽ có khoảng 3-4 năm nền tảng đến tự nhiên để làm bệ phóng cho việc rèn luyện và nâng cao năng lực tiếng, tích lũy hiểu biết về các chủ đề khó, trừu tượng.
Một hình thức đánh giá trong lớp học tiếng Anh ở New Zealand
Bố mẹ thử hình dung, chúng ta sẽ nói gì về các chủ đề thường thấy trong bài thi IELTS, khảo cổ, luật pháp, lập pháp, chẳng hạn? Bản thân người lớn chúng ta, kiến thức đầy mình, có tiêu hóa được những chủ đề mang tính trừu tượng đó không? Chúng ta có viết và thảo luận bằng tiếng mẹ đẻ của mình về các chủ đề đó một cách lưu loát khi mình bằng tuổi các con không, huống hồ viết bằng tiếng Anh và ở lứa tuổi rất nhỏ?
Thêm nữa, kỹ năng viết trong IELTS đòi hỏi thí sinh có khả năng tranh biện về những chủ đề các em chưa bao giờ trải nghiệm. Vì vậy bắt các con tiếp cận sớm quá, có thể là một điều quá sức và phản khoa học phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ.
Bản thân việc học IELTS hay thi IELTS không hề có lỗi, nếu chúng ta biết đặt kỳ thi ấy đúng thời điểm phát triển của trẻ, là khi học sinh đã sẵn sàng. Còn nếu chỉ chăm chăm vào kết quả “mấy chấm”, mà quên đi quá trình học ngôn ngữ, đánh giá việc người học sử dụng ngôn ngữ ấy, thì có lẽ, ta chỉ tập trung vào hình thức thi cử mà thôi. Đồng thời, bố mẹ tỉnh táo để không chạy theo những khóa học ngắn hạn, cấp tốc, hay những khóa học đóng mác “IELTS” nhưng dùng giáo trình không phù hợp với sự phát triển lứa tuổi của các em mà không hiểu rõ quá trình phát triển ngôn ngữ của chính con mình.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Luyện thi Ielts