Hữu tướng và Vô tướng là những thuật ngữ Phật học có nguồn gốc Hán ngữ đã được Việt hoá nhưng đa phần người Việt hiểu rất mơ hồ các khái niệm này. Và đặc biệt tại sao Hữu tướng là hư vọng và Vô tướng là không hư vọng ,Vô tướng là Chư Phật thì lại càng khó hiểu.
Ở đây có thể xẩy ra sự phán đoán : Hữu tướng thuộc về chúng sanh nên là hư vọng còn Vô tướng thuộc về Chư Phật nên là chân thật. Phán đoán đó tuy đúng với sự thật nhưng không nên vội tin do phán đoán mà hãy khảo sát sự thật để biết như thật hữu tướng là gì và tại sao hữu tướng lại hư vọng ?
Bạn đang xem: HỮU TƯỚNG VÀ VÔ TƯỚNG
Cũng như khảo sát sự thật để biết như thật Vô tướng là gì và tại sao vô tướng là chân thật.?
1- Hữu tướng là như thế nào ?
Khi một người ngủ say không mộng mỵ, hoặc bị gây mê sâu khi mổ ,hoặc bị ngất đi trong một tai nạn thì lúc đó không có Thực tại ,nghĩa là không có Cái Biết và cũng không có Đối Tượng được biết. Lúc người đó thức tỉnh, có sáu Căn tiếp xúc sáu Trần, lúc đó mới có Thực Tại bao gồm Cái Biết và Đối Tượng được biết. Cái Biết có hai cấp độ gồm : Cái biết trực tiếp giác quan và Cái biết Ý thức mà Tâm Lý học gọi là Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính. Cái biết trực tiếp giác quan là sự nhận biết đối tượng ,đó là thấy ,nghe, cảm nhận đối tượng, nhưng chưa phân biệt đó là cái gì, tính chất ra sao, còn được gọi là Tưởng hay tưởng tri đối tượng.
Hãy hình dung Cái biết trực tiếp là cái biết của đứa trẻ vừa đẻ ra, nó vẫn thấy ,nghe, cảm nhận các đối tượng nhưng nó không có biết đó là cái gì. Tiếp theo cái biết trực tiếp, cái biết Ý thức sẽ khởi lên .Ví như giơ một một chiếc đồng hồ lên ,mắt đứa trẻ mới đẻ thấy cái hình ảnh đó nhưng nó không biết đó là cái đồng hồ vì cái biết Ý thức của nó chưa khởi lên được, còn người lớn sau khi thấy hình ảnh thì Ý thức khởi lên : Ta biết đó là cái đồng hồ, không những thế mà còn biết đồng hồ này to hay nhỏ ,đẹp hay xấu, trắng hay vàng …
Trong cái biết Ý thức của con người có hai phần riêng biệt : Chủ thể biết và đối tượng được biết. Chủ thể biết là Ta ( tiếng Tàu gọi là Ngã ) hay còn gọi là Bản Ngã là chủ nhân ,chủ sở hữu cái biết . Đối tượng được biết là Thế giới Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần. Cái biết là Tâm và Cái được biết là Cảnh nghĩa là Nhãn thức thấy Sắc trần, Nhĩ thức nghe Thanh trần ,Tỉ thức cảm nhận Hương trần ,Thiệt thức cảm nhận Vị trần ,Thân thức biết Xúc trần và Tưởng thức biết Pháp trần.
Cái biết Ý thức này gọi là nhị nguyên Tâm và Cảnh hay Bản ngã và Thế giới. Với cái biết này thì những gì được thấy ,được nghe, được cảm nhận, được nhận thức là Thế giới nên các pháp đó có tướng: to nhỏ ,vuông tròn, dài ngắn ,xanh vàng đỏ trắng ,mặn ngọt chua cay, nặng nhẹ cứng mền… Với cái biết này thì hòn đá có các tướng như nặng hay nhẹ ,to hay nhỏ ,cứng hay mền, thô hay mịn ,tròn hay dẹt .Ngôi nhà cũng có tướng vuông hay tròn, to hay nhỏ, nâu hay trắng …Như vậy tất cả những gì được thấy ,nghe, cảm nhận ,nhận thức đều có tướng .Đối tượng được biết là Thế giới như vậy nên nó là Hữu tướng. Đây là cái biết của toàn thể nhân loại cho dù thuộc dân tộc hay tôn giáo nào ,ngoại trừ các bậc Thánh
Với cái biết Hữu tướng này thì các pháp là Cảnh trần ,các pháp Thường hằng ,thường trú và các pháp Hữu chủ ( hay Hữu ngã ). Ví như một người khởi lên Ý thức Ta biết cái bánh đa này giòn . Với hiểu biết này “giòn”là một hiện tượng hay còn gọi là một pháp thuộc về vật chất (Vị trần ), giòn thường hằng thường trú nơi bánh đa, cái bánh đa đó có mất đi thì giòn vẫn còn tồn tại trong những cái bánh đa khác, cái bánh đa có bị ẩm thì giòn biến đổi thành mền, giòn không tự nhiên sinh ra ,không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ vật này sang vật khác ,từ trạng thái này sang trạng thái khác, giòn không sinh không diệt .Giòn Hữu chủ vì giòn là một thuộc tính của một vật gì đó ,nên vật đó là chủ nhân ,chủ sở hữu của giòn. Như vậy giòn Hữu tướng, giòn là Cảnh (Vị trần) ,giòn Thường hằng, giòn Hữu chủ. Khi một người khởi lên : Ta thấy ngôi nhà to và đẹp nghĩa là ngôi nhà có tướng to, đẹp .Các tướng to,đẹp cũng là Cảnh (Sắc trần ), nó Thường hằng, nó Hữu chủ ( hay Hữu ngã )
Khi một người thấy thân thể cùa mình với tướng cao hay thấp ,trắng hay đen,đẹp hay xấu …và hiểu biết những tướng đó là Ta, thì đó là thấy tướng Ngã, thấy người khác với các tướng tương tự và hiểu biết những tướng đó không phải Ta mà là người khác thì đó là thấy tướng Nhân, thấy con người và các loài vật có tướng như thế này, hay như thế kia, và hiểu biết những tướng đó không phải là Ta mà là chúng sanh ,thì đó là thấy tướng Chúng sanh, khi một người có tư tưởng Ta là vũ trụ vạn hữu này, vũ trụ vạn hữu này là Ta ,thì đó là thấy tướng Thọ giả
Những gì Hữu tướng thì đều là hư vọng. Hư vọng là không có thật, nó được ví như “lông rùa sừng thỏ”,như hoa đốm hư không do mắt bị nhặm ( bị bệnh ) mà sinh ra. Cái thế giới mà kẻ phàm phu thấy và biết có tướng như vậy là lông rùa sừng thỏ,là hoa đốm hư không do bệnh Vô Minh của phàm phu mà phát sinh ra. Nhưng tại sao những gì Hữu tướng đều hư vọng ? Vì rằng những gì được thấy ,nghe, cảm nhận, nhận thức không phải là Thế giới, không phải là Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần mà là các Cảm Thọ. Phải theo dõi Vô tướng là Chân thật, không Hư vọng thì mới hiểu được Hữu tướng là Hư vọng.
2- Vô Tướng là như thế nào ?
Thực tại phát sinh khi sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh sáu Cảm thọ và sáu cái biết trực tiếp nhận biết sáu Cảm thọ, cụ thể :
Nhãn xúc phát sinh: Cảm giác hình ảnh – Nhãn thức
Nhĩ xúc phát sinh: Cảm giác âm thanh – Nhĩ thức
Tỉ xúc phát sinh: Cảm giác mùi – Tỉ thức
Thiệt xúc phát sinh: Cảm giác vị – Thiệt thức
Thân xúc phát sinh: Cảm giác xúc chạm – Thân thức
Xem thêm : Tử vi năm 2024 của tuổi Thìn
Ý xúc phát sinh: Cảm giác pháp trần – Tưởng thức
Sự thật là Nhãn thức thấy Cảm giác hình ảnh chứ không phải Nhãn thức thấy Sắc trần
Nhĩ thức nghe Cảm giác âm thanh chứ không phải Nhĩ thức nghe Thanh trần
Ti thức nhận biết Cảm giác mùi chứ không phải Tỉ thức nhận biết Hương trần
Thiệt thức nhận biết Cảm giác vị chứ không phải Thiệt thức nhận biết Vị trần
Thân thức nhận biết Cảm giác xúc chạm chứ không phải Thân thức nhận biết Xúc trần
Tưởng thức nhận biết Cảm giác pháp trần chứ không phải Tưởng thức nhận biết Pháp trần
Thấy ,nghe, cảm nhận đối tượng là Tâm, nhưng đối tượng được thấy nghe ,cảm nhận là các Cảm thọ ,cũng là Tâm chứ không phải là Cảnh ,không phải là Thế giới. Sau khi thấy ,nghe, nhận biết đối tượng gọi là Tưởng tri, hay Nhận thức cảm tính đối tượng ,Niệm và Tư duy sẽ khởi lên để tìm hiểu đối tượng là cái gì, tính chất ra sao ,và phát sinh Ý thức hiểu biết về đối tượng. Đối tượng của Niệm ,Tư duy và Ý thức cũng là các Cảm thọ. Tiếp đến với hiểu biết Ý thức sẽ phát sinh Thái độ và Phản ứng với đối tượng cũng là với các Cảm thọ đó.
Như vậy Thực tại của con người bao gồm các Cảm thọ và các Danh pháp khác phát sinh tiếp theo, Thực Tại này là Tâm chứ không phải Cảnh ,không phải là Thế giới. Khi Tư duy để tìm hiểu các Cảm thọ ,một nhu cầu đặt ra là phải phân biệt Cảm thọ này với Cảm thọ kia mà ngôn ngữ ra đời .Ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền thông vừa là phương tiện của Tư duy nên những ngôn từ như to nhỏ, vuông tròn ,dài ngắn, cứng mền, nặng nhẹ, xanh vàng đỏ trắng ,mặn ngọt chua cay, tốt xấu ,sang hèn, không gian, thời gian …là tên đặt cho các Cảm thọ, để phân biệt cảm thọ này với Cảm thọ kia.
Vì không hiểu biết Sự Thật này nên kẻ Phàm phu mới áp đặt cho các ngôn từ này là Sắc pháp hay thuộc tính của Sắc pháp. Ví như khi thấy một hòn đá kẻ phàm phu cho rằng hòn đá có tướng nặng hay nhẹ ,cứng hay mền ,thô hay mịn,tròn hay vuông … Nếu quán sát sự thật thì thấy rằng : hòn đá là một nhân và bàn tay là nhân thứ hai, nhưng hai nhân này chưa tiếp xúc thì chưa có nặng hay nhẹ, cứng hay mền, thô hay mịn ,tròn hay vuông nào có mặt cả, chưa có pháp nào phát sinh cả.
Khi tay và hòn đá tiếp xúc thì lập tức phát sinh Cảm giác nặng hay nhẹ, cứng hay mền, thô hay mịn, vuông hay tròn. Đây mới là các pháp thực, nó là các Cảm giác ,là Tâm chứ không phải Cảnh. Xúc sinh các Cảm giác này sinh ,Xúc diệt các Cảm giác này diệt nên nó Vô thường ,không thường hằng, không thường trú trong hòn đá. Các Cảm giác này Vô chủ ( Vô ngã ) vì hòn đá và bàn tay đều không phải chủ nhân, chủ sở hữu của Cảm giác và như vậy không có cái gì là chủ nhân ,chủ sở hữu của Cảm giác .Như vậy các pháp nặng nhẹ, cứng mên, thô mịn, vuông tròn…là cảm thọ, là Tâm nên nó không có tướng trạng, vì vậy nó là Vô Tướng.
Tương tự như vậy có thể quán sát tất cả các pháp ,tất cả Thực Tại, tức tất cả những gì được thấy ,nghe, cảm nhận ,nhận thức đều là Tâm, đều Vô thường ,đều Vô chủ hay Vô ngã. Các pháp đó là Tâm nên nó hoàn toàn không có tướng trạng, đây là cái biết Vô Tướng. Đây là hiểu biết đúng sự thật về Thực Tại ,về các pháp tức Vô Tướng . Còn cái biết Hữu tướng của phàm phu không biết như thật Thực Tại này là Tâm mà cho rằng Thực Tại mà con người đang thấy ,nghe ,cảm nhận ,nhận thức là Thế Giới ,là Sắc pháp nên là Hữu Tướng.
Hiểu biết như vậy không phải là sự thật ,nên nó là Hư vọng. Với cái biết Hữu tướng thì các pháp là Cảnh ,Hữu tướng ,Thường hằng, Hữu chủ ( Hữu ngã ). Cần phải lưu ý rằng với cái biết Vô tướng thì tất cả các pháp được thấy ,nghe, cảm nhận ,nhận thức đều là Tâm, nhưng các Danh pháp hay các Tâm đó đều do Căn Trần ( Các Sắc pháp ) tiếp xúc mà phát sinh ra, nó sinh lên rồi diệt liền, nó Vô thường,Vô ngã chứ không phải các pháp do một Chân Tâm tuyệt đối sinh ra, không phải các pháp do Tâm tạo.
3- Chấm dứt Hữu tướng và đạt được Vô tướng bằng cách nào ?
Câu nói : Những gì có tướng đều hư vọng ,ly tất cả tướng là Chư Phật . Nếu chỉ có như vậy thì chỉ là hiểu biết sơ sài về Hữu tướng hư vọng .Ví như rất nhiều người nói được : Còn ham muốn là còn khổ. Đó là do những người đó thấy được một phần sự thật hoặc nghe được từ người khác chứ không phải người đó giác ngộ sự thật đó. Một người giác ngộ ,không những họ chứng ngộ và an trú sự thật mà họ có thể phân tích,chỉ dẩn rành mạch:
- Ham muốn là khổ là như thế nào ?
- Duyên khởi của ham muốn hay do cái gì có mặt mà ham muốn có mặt ?
- Sự chấm dứt ham muốn, chấm dứt khổ là như thế nào ?
- Con đường hay phương pháp chấm dứt ham muốn là như thế nào ?
Đặc biệt con đường chấm dứt ham muốn, chấm dứt khổ mới là điều cần thuyết giảng nhiều nhất. Cũng y như vậy một người giác ngộ Hữu tướng là hư vọng thì không dừng lại câu nhận xét suông mà sẽ phân tích ,chỉ dẩn ,giảng nói rành mạch những điều sau :
- Hữu tướng hư vọng là như thế nào ?
- Duyên khởi lên Hữu tướng hư vọng hay do cái gì có mặt mà Hữu tướng hư vọng có mặt ?
- Sự chấm dứt Hữu tướng hư vọng là như thế nao ?
- Con đường hay phương pháp chấm dứt Hữu tướng hư vọng là như thế nào ?
Câu nói: Sanh tâm vô sở trụ, nghĩa là không trụ vào Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp mà sanh tâm. Câu này có nghĩa là sinh tâm không dính mắc ,không ràng buộc ,không nương tựa vào Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp, cũng có nghĩa là sanh tâm không có Tham ái đối với Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp. Câu nói này với ngôn từ khác có vẻ cao siêu nhưng lại gây khó hiểu cho người đọc, tuy vậy nó cũng đồng nghĩa với cách nói Sắc ái ,Thanh ái ,Hương ái ,Vị ái ,Xúc ái Pháp ái và sự chấm dứt Tham ái đối với Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp.
Xem thêm : Sinh năm 2000 mệnh gì? Tuổi Canh Thìn hợp tuổi nào, màu gì?
Hai cách nói này đều xuất phát từ cùng một hiểu biết Hữu tướng hư vọng nghĩa là Tâm biết Cảnh ,nghĩa là những gì được thấy ,nghe, cảm nhận, nhận thức là Thế giới Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần,cho nên đối tượng của Ái là Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp. Chính vì không biết Vô Tướng là như thế nào ,không biết sự thật về Cảm thọ, không biết sự thật đối tượng của Ái là các Cảm thọ nên những người này hiểu như vậy và giải thích sai lạc lời dạy của Phật. Đức Phật đã thuyết giảng : Do có Xúc mà có Thọ ,do có Thọ mà có Ái ,do có Ái mà có Thủ …
Rõ ràng Ngài đã giảng sự thật : đối tượng của Ái là Thọ chứ không phải đối tượng của Ái là Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp. Đây là những pháp khó thấy ,khó chứng ,sâu kín, tịch tịnh, mỹ diệu vượt qua mọi tư duy lý luận suông ,chỉ người trí mới có khả năng nhận hiểu.
a- Duyên khởi lên Hữu tướng hư vọng :
Khi sáu Căn tiếp xúc sáu trần phát sinh sáu Cảm thọ và sáu cái biết trực tiếp ( gọi chung là Tưởng ) nhận biết sáu Cảm thọ đó .Xúc – Thọ ( Cảm giác ) – Tưởng . Sự kiện này Thánh hay Phàm đều xẩy ra như nhau. Tiếp đến Niệm ,Tư duy sẽ khởi lên ,tìm hiểu đối tượng đó là cái gì ,tính chất ra sao,dễ chịu ,khó chịu hay trung tính.
Niệm và Tư duy sẽ phải sử dụng các thông tin trong “kho chứa thông tin”. Mỗi một người đều có một “kho chứa thông tin” bao gồm những tri thức ,hiểu biết đã được học hỏi và được lưu vào, những thói quen,kinh nghiệm đã được luyện tập, đặc biệt là những hiểu biết không đúng sự thật với tên gọi là Vô Minh như Tâm biết Cảnh ( Mắt thấy Sắc trần,Tai nghe Thanh trần, Mũi ngửi Hương trần …) như Khổ Tập Diệt Đạo là Cảnh và những tư tưởng : cái này là của Ta, là Ta như Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân Ý là của Ta, là Ta, nhà của Ta, xe của Ta …
Tất cả những thông tin đó bao gồm các Thân hành, Khẩu hành, Ý hành được lưu vào kho chứa thông tin với tên gọi là Nghiệp hay Pháp trần. Đặc biệt Vô Minh và Ta, của Ta là những thông tin nổi bật nhất trong “kho chứa thông tin” đó. Tiếp theo sự nhận biết đối tượng (Tưởng ), Niệm khởi lên tìm kiếm và kích hoạt thông tin trong kho chứa cho Tư duy sinh khởi và Tư duy sẽ phân tích so sánh ,đối chiếu thông tin về đối tượng được nhận biết với thông tin trong kho chứa do Niệm kích hoạt. Hành vi Tư duy sẽ làm phát sinh cái biết Ý thức ,hiểu biết về đối tượng.
Xúc – Thọ – Tưởng – Niệm – Tư duy – Ý thức
Như vậy nội dung của Ý thức tuỳ thuộc vào Niệm và Tư duy ,tuỳ thuộc vào thông tin trong kho chứa ,tức tuỳ thuộc vào tri thức ,hiểu biết ,kinh nghiệm quá khứ. Trong những thông tin này thì “Vô Minh, Ta ,của Ta” là nội trội nhất nên Niệm bao giờ cũng kích hoạt nó lên và Tư duy sẽ đối chiếu với “Vô Minh, Ta, của Ta” nên nội dung của Ý thức sẽ có mặt các thông tin này .Vì vậy nội dung của Ý thức sẽ xuất một cái Ta ( Bản ngã) chủ thể biết và đối tượng được biết là Thế Giới. Đây chính là Ý thức nhị nguyên, cũng chính là Vô Minh, cũng là Vọng Tưởng, cũng là Tà Tri Kiến, cũng là Hữu tướng hư vọng. Tuy tên gọi có khác nhau nhưng đều cùng chỉ Ý thức Tà Tri kiến của kẻ phàm phu. Do vậy Niệm này là Tà Niệm ,Tư duy này là Tà Tư duy và Ý thức này là Tà Tri kiến
Xúc – Thọ – Tưởng – Tà Niệm – Tà Tư duy – Tà Tri kiến
Đây chính là đoạn đầu của lộ trình tâm Bát Tà Đạo, lộ trình tâm của phàm phu. Như vậy nguyên nhân của Hữu tướng hư vọng là do Tà Niệm kích hoạt “Vô Minh, Ta, của Ta” trong kho chứa và Tà Tư duy làm phát sinh Tà Tri kiến chính là Hữu Tướng hư vọng. Khi đã có Hữu tướng hư vọng ( Tà Tri kiến ) thì Tham Sân Si ,Ràng buộc ,Sầu bi khổ ưu não sẽ khởi lên.
b- Sự chấm dứt Hữu tướng hư vọng và Con đường chấm dứt Hữu tướng hư vọng :
Một vị hữu học có Văn tuệ tức được nghe giảng hoặc tự mình nghiên cứu kinh điển mà hiểu biết như thật về Lý Duyên khởi, biết như thật Vô thường ,Vô ngã, biết như thật Khổ Tập Diệt Đạo. Những thông tin này sẽ được lưu vào “kho chứa thông tin”với tên gọi là Minh. Vị đó Tư duy về Minh để hiểu sâu và rộng hơn điều đã học ,đồng thời kích hoạt thông tin đó làm cho nó trở nên nổi trội nhất trong kho chứa, nổi trội hơn cả “Vô Minh, Ta, của Ta”.
Khi vị đó tu tập Tứ Niệm Xứ thì khi sáu Căn tiếp xúc sáu Trần : Xúc – Thọ – Tưởng khởi lên tiếp đến Niệm khởi lên sẽ kích hoạt Minh chứ không kích hoạt Vô Minh,Ta, của Ta nên Tư duy sẽ đối chiếu với Minh làm phát sinh cái biết Ý thức đúng với sự thật .Niệm này bây giờ là Chánh Niệm ,Tư duy là Chánh Tư duy, Ý thức là Chánh Tri kiến. Lộ trình tâm này gọi là Bát Chánh Đạo như sau:
Xúc – Thọ – Tưởng – Chánh Niệm – Chánh Tinh Tấn – Chánh Định – (Tỉnh Giác ) – Chánh Tư Duy – Chánh Tri Kiến
Trong lộ trình tâm Bát Chánh Đạo, sau khi nhận biết đối tượng với cái biết Tỉnh Giác ( trực tiếp ) nếu Chánh Niệm là nhớ đến chú tâm quán sát đối tượng đó là tâm ( đối với Niệm Tâm ),nhớ đến chú tâm quán sát đối tượng đó Vô thường ,Vô ngã ,Ly tham ( đối với Niệm Pháp ) thì Chánh Tư Duy khởi lên đối chiếu thông tin về đối tượng do Tỉnh Giác cung cấp với các thông tin do Chánh Niệm kích hoạt và sẽ phát sinh Ý thức Chánh Tri Kiến biết như thật đối tượng đó là Tâm, nó Vô thường ,Vô ngã ,Ly tham. Chánh Tri Kiến này chính là cái biết Vô Tướng cũng là Minh, là Trí Tuệ và cũng chính là Vô Tướng Giải Thoát trong Tam Giải Thoát : Không Giải Thoát – Vô Tướng Giải Thoát – Vô Tác Giải Thoát.
Với Chánh Tri Kiến là Vô Tướng này Hành Giả cũng kinh nghiệm được Sự chấm dứt Hữu tướng hư vọng ,cũng kinh nghiệm được Sự chấm dứt Tham Sân Si, cũng có nghĩa kinh nghiệm được Sự chấm dứt Khổ. Hành Giả cũng kinh nghiệm được Con đương chấm dứt Hữu tướng hư vọng chính là Bát Chánh Đạo.
Khi Chánh Tri Kiến hay Vô Tướng được tu tập cho đến viên mãn thì thông tin Minh được lưu vào kho chứa xoá bỏ hoàn toàn thông tin”Vô Minh ,Ta, của Ta” và đây là thời điểm chứng đạt đạo quả A La Hán. Sự xoá bỏ hoàn toàn thông tin “Vô minh,Ta, của Ta” trong kho chứa thông tin chính là sự đoạn tận Tà Niệm, đoạn tận Vô Minh, đoạn tận Tà Tri Kiến, đoạn tận Hữu tướng hư vọng ,đoạn tận Tham Sân Si,đoạn tận Khổ đau.
Sự kiện này xẩy ra nơi lộ trình tâm Bát Chánh Đạo do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần mà phát sinh ra, nó là những lộ trình tâm sinh diệt ,vô thường ,vô ngã chứ không phải nơi một Chân Tâm không sinh không diệt hay một Tánh giác nào đó. Sự kiện xoá bỏ hoàn toàn thông tin “Vô Minh, Ta, của Ta” xẩy ra ngay trong cấu trúc ADN của các tế bào cơ thể vì kho chứa thông tin chính là cấu trúc ADN của tế bào.
Chính vì vậy mà Đức Phật tuyên bố : Thế gian, Nguồn gốc Thế gian, Sự chấm dứt Thế gian và Con đường chấm dứt Thế gian đều nằm trong tấm thân dài độ thước mấy này cùng với Tưởng và Thức.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Phong Thuỷ