Ngôn ngữ Nhật khác biệt hoàn toàn với các ngôn ngữ khác trên thế giới bởi chúng sở hữu đến ba bảng chữ cái thay vì chỉ một bảng chữ cái chung. Bảng chữ cái tiếng nhật khó học nhất chính là Kanji. Để học được bảng chữ cái này, trước tiên cần phải thành thạo và ghi nhớ các kí tự của bảng chữ cái mềm tiếng Nhật và bảng chữ cái cứng tiếng Nhật. Vậy giữa chúng có những điểm tương đồng hay khác biệt như thế nào?
Bảng chữ mềm tiếng Nhật
Bảng chữ mềm trong ngôn ngữ Nhật là cách người Việt khi học ngôn ngữ này gọi để dễ phân biệt. Bởi đặc thù của tiếng Nhật có đến ba bảng chữ cái, thay vì gọi tên chính xác của chúng, người Việt gọi tên theo đặc thù kiểu chữ để dễ nhớ hơn. Thực chất bảng chữ mềm chính là bảng chữ Hiragana. Được đánh giá là bảng chữ cái tiếng Nhật khá khó học.
Bạn đang xem: Phân biệt bảng chữ cứng và chữ mềm tiếng Nhật
Trước đây, bảng chữ cái mềm mang đậm nét truyền thống của người Nhật được phái nữ sử dụng nhiều bởi đặc thù nét viết mềm mại giống như tính cách dịu dàng, thục nữ của người con gái Nhật.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay. Loại chữ này được dùng phổ biến và sâu rộng tại đất nước Nhật Bản. Chúng trở thành bảng chữ cái đầu tiên mà người nước ngoài hay trẻ em tại xứ sở hoa anh đào phải học và nắm chắc trên hành trình học ngôn ngữ Nhật.
Bảng chữ cứng tiếng Nhật
Bảng chữ cứng hay còn gọi là bảng chữ Katakana. Tên gọi này cũng được Việt hóa dựa trên đặc tính về kiểu dáng nét chữ. Bản chất của các chữ trong bảng chữ cái cứng tiếng Nhật được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và góc cạnh.
Chữ mềm là loại chữ cần học đầu tiên tiếp đó, loại chữ cái thứ hai bạn phải học là chữ Katakana. Chữ này chủ yếu được sử dụng để phiên âm các từ mượn, từ nước ngoài sang tiếng Nhật.
Trong tiếng Nhật hiện đại, katakana thường được dùng để phiên âm những từ có nguồn gốc ngoại lai (gọi là gairaigo) sang tiếng Nhật gốc. Vì trong tiếng gốc của họ không có những từ này, cũng không có quy ước và cách đọc, viết cho các từ đó.
Sự khác nhau giữa bảng chữ mềm với bảng chữ cứng
Giống nhau
Xem thêm : Các trang web học tiếng Nhật miễn phí hiệu quả
Bảng chữ mềm tiếng Nhật tuy không khó học như 2 loại bảng chữ cứng và chữ Hán nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với các loại bảng còn lại, nhất là bảng chữ cứng về cách đọc. Điểm giống nhau giữa hai loại bảng chữ cái tiếng nhật này đó là đều thuộc loại chữ tượng hình và có cách đọc tương đối giống nhau
Bởi lẽ chúng đều là những bảng chữ cái được người Nhật tạo ra và lưu truyền qua bao thế hệ. Chúng được coi là ngôn ngữ chính thống của cả một dân tộc. Bên cạnh đó, hai loại chữ này đều thuộc những ký tự ngữ âm thuần túy và có cách đọc gần giống với các kí tự trong bảng chữ cái tiếng Việt của người Việt Nam ta.
Khác nhau
Với bảng chữ mềm
Nhìn bằng mắt thường có thể chỉ ra điểm khác biệt đầu tiên và lớn nhất đó là về cách viết các kí tự. Chữ mềm được tạo nên từ nhiều nét, các nét đều mềm mại và cong hơn so với chữ cứng. Mang đến cảm giác uyển chuyển nhẹ nhàng và có chút thực nữ hơn.
Đa phần chữ này đều được sử dụng với chức năng chính là thành phần trợ động từ, trợ từ của câu biểu thị chức năng mối quan hệ của câu, đồng thời làm rõ nghĩa của các chữ Hán đi vay mượn. Vậy nên, đây được coi là bảng chữ cái dễ học nhất, đơn giản nhất mà tất cả những ai khi học tiếng Nhật đều phải học đầu tiên để có thể giao tiếp ở mức độ cơ bản nhất.
Với bảng chữ cứng
Các chữ được tạo thành từ những nét gấp khúc, thẳng và góc nhọn, nếu nhìn bằng mắt bạn sẽ cảm nhận được sự mạnh mẽ dứt khoát trong từng chữ cái. Khác hẳn so với nét mềm mại, uyển chuyển của bảng chữ mềm tiếng Nhật.
Đa phần chữ này đều được sử dụng với chức năng chính là dùng để phiên âm những từ mượn nước ngoài, chẳng hạn như để viết tên người, tên thành phố, con đường…Đồng thời chúng cũng được sử dụng nhiều trong áp phích, quảng cáo…nhất là trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật.
Học tiếng Nhật tại FTC
Bảng chữ cái là yếu tố bắt buộc cần phải học. Chúng là nền tảng vững chắc nếu muốn chinh phục được đỉnh cao về giao tiếp trong tiếng Nhật. Việc học ngành ngôn ngữ Nhật khá khó vậy nên cần có lộ trình bài bản và định hướng rõ ràng. Lựa chọn học tại các trường cao đẳng, đại học là phương án tối ưu nhất khi vừa sở hữu bằng cấp giá trị vừa nâng trình tiếng Nhật hiệu quả.
Bạn nên lựa chọn theo học tiếng Nhật tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội bởi:
Xem thêm : Ngành liên quan
Sinh viên được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa Nhật Bản.
Được cung cấp kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch
Nắm vững được các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử khi làm việc với người Nhật.
Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng thực hành, người học có khả năng giao tiếp tiếng Nhật ở mức thành thạo trong các bối cảnh đời sống và môi trường làm việc.
Được giao tiếp, trải nghiệm cùng với giảng viên đầu ngành, trình độ chuyên môn cao
Đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể ứng dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế thông qua các chương trình thực tập từ sớm
Được giới thiệu việc làm khi tốt nghiệp
Bên cạnh hệ đào tạo cao đẳng chính quy dành cho học sinh tốt nghiệp THPT, nhà trường còn mở rộng sang hệ đào tạo vừa làm vừa học dành cho người học đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng với hệ đào tạo tương ứng là liên thông và văn bằng 2 tiếng Nhật.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Học tiếng Nhật