Sáng 31.5, UBND Q.12 phối hợp Sở QH-KT TP.HCM tổ chức tọa đàm “Ý tưởng quy hoạch khu công viên đa chức năng P.Thạnh Xuân và P.Thới An” nhằm ghi nhận các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực quy hoạch, sinh thái, chính sách đầu tư, tài chính.
Từ năm 1999, đồ án quy hoạch chung của Q.12 đã quy hoạch công viên ở 2 phường này với diện tích 250 ha, sau đó thu hẹp quy mô còn 150 ha vào năm 2013. Đến cuối năm 2019, UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất xây dựng công viên đa chức năng, phục vụ các nhu cầu đa dạng về thưởng lãm, sinh hoạt, khai thác các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, không lưu trú.
Bạn đang xem: TP.HCM: Q.12 'hồi sinh' quy hoạch treo 23 năm thành công viên đa chức năng
Hiện trạng là đất trống và nhà dân thưa thớt
Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND Q.12 cho biết quận rộng hơn 5.270 ha, dân số hơn 675.000 người, với vị trí là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố, là cầu nối giao thông giữa các tỉnh miền Đông Nam bộ với Tây Nam bộ.
Đặc trưng của quận là hệ thống sông ngòi, kênh rạch bao bọc như sông Vàm Thuật, kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước lên, đặc biệt sông Sài Gòn hiện là trục giao thông thủy quan trọng của thành phố.
Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND Q.12 nêu các lợi thế để thực hiện ý tưởng công viên đa chức năng
NGUYÊN VŨ
Xem thêm : ‘Đội nắng’ thi công đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh
Ông Đức thông tin khu vực quy hoạch công viên cây xanh cũ hiện là đất trống và nhà dân thưa thớt đan xen, phù hợp phát triển thành công viên đa chức năng, không gian đa dạng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí, thưởng lãm của người dân. Qua đó, góp phần tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực.
Buổi tọa đàm ghi nhận nhiều đề xuất giải pháp hiện thực hóa công viên đa chức năng.
Khai thác quỹ đất sao cho hiệu quả?
KTS Nguyễn Đình Hòa, cố vấn cao cấp Công ty TNHH Tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng BMT cho biết khu vực xung quanh quy hoạch công viên cây xanh P.Thạnh Xuân có nhiều quỹ đất trống lớn (thuộc địa bàn Q.12 và H.Hóc Môn).
Những khu đất này rất phù hợp để điều chỉnh quy hoạch hình thành các dự án khu nhà ở phức hợp cao tầng kết hợp khu công viên cây xanh để kêu gọi đầu tư.
Ông Hòa nhận định ưu điểm của giải pháp này là khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh công viên, cải thiện môi trường sống, và quan trọng hơn là thu hút nguồn vốn của xã hội để đầu tư, hạn chế sử dụng vốn ngân sách. Về vấn đề tái định cư, có thể bố trí ngay tại khu xung quanh công viên, hoặc ngay bên trong dự án công viên.
Ông Hòa cũng đề xuất đặt ra tiêu chí phân bổ nguồn lực, trong đó nhà ở “gánh” 50 – 70%, còn lại là dịch vụ giải trí, vui chơi “gánh” 20 – 30% như vậy mới khả thi, nếu chỉ tập trung vào các dịch vụ mà phải đền bù quá lớn thì sẽ khó thu hút nhà đầu tư.
Vị trí khu vực quy hoạch làm công viên đa chức năng
UBND Q.12
Góp ý cho đồ án, KTS Khương Văn Mười nhấn mạnh công viên P.Thạnh Xuân không chỉ phục vụ cho người dân trên địa bàn Q.12 mà còn phục vụ cho các quận, huyện lân cận như Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn. Công viên đa chức năng có nhiều dịch vụ đi cùng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thì người dân không phải đi đến các điểm khác bên trong thành phố góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Là cơ quan quản lý nhà nước về công viên cây xanh, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Đặng Phú Thành đề nghị Q.12 cần xác định rõ cơ cấu sử dụng đất để thu hút đầu tư. Ông Thành cũng đề xuất Q.12 xin chủ trương cho quận thực hiện giải phóng mặt bằng trước làm tiền đề kêu gọi nhà đầu tư.
Ở góc độ bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói Q.12 giữ được quỹ đất 150 ha công viên cây xanh là nguồn lực quý để đầu tư phát triển.
Ông Châu cũng đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM nên tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để đẩy nhanh tiến độ, sau đó tổ chức đấu giá, đấu thầu. Các nhà đầu tư bất động sản coi đây là cơ hội đầu tư rất lớn.
Dù vậy, ông Châu cho rằng nếu chỉ nhìn vào quy hoạch công viên 150 ha sẽ không có lối ra, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư quan tâm đến công viên. Do vậy, quận nên mở ranh dự án ra thêm 100 ha thuộc quy hoạch cũ, hoặc mở rộng ra H.Hóc Môn và coi công viên là vùng lõi.
“Nếu mở rộng ranh dự án ra 300 ha, thì việc đầu tư công viên 150 ha sẽ rất đơn giản”, ông Châu nhận định. Ngoài ra, bài toán đầu tư hạ tầng giao thông cũng cần được tính toán, triển khai đồng bộ để quãng đường từ trung tâm về công viên gần hơn.
Theo báo cáo của Sở QH-KT, tính đến cuối năm 2019, TP.HCM có 508 ha đất công viên, 405 công viên, bao gồm các công viên công cộng và các công viên trong khu ở. Chỉ tiêu đất công viên công cộng đạt bình quân 0,55 m2/người (quy mô dân số 9 triệu người), thấp hơn quy chuẩn Việt Nam.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản