Trước khi đặt bút ký vào bản Hợp đồng thuê nhà, khách thuê cần nắm rõ đầy đủ các thông tin trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
1. Xác minh chủ nhà
Khi xem xét hợp đồng thuê nhà, bạn hãy chắc rằng mình đã nắm toàn bộ thông tin của người chủ cho thuê (Thường là bên A). Nếu có thêm thời gian, hãy kiểm tra kỹ các tài liệu pháp lý của chủ cho thuê để chứng minh căn nhà là quyền sở hữu của họ. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi chủ nhà một cách nhã nhặn và khéo léo, chắc chắn họ sẽ vui vẻ cho bạn biết hết các thông tin cũng như các giấy tờ quyền sở hữu của họ về ngôi nhà.
Bạn đang xem: 6 lưu ý khi lập hợp đồng thuê căn hộ
Bạn nên yêu cầu chủ nhà cho xem CMND, giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ, phiếu thuế nhà hoặc bản sao đăng ký để xác nhận tư cách thực người cho thuê căn hộ là chủ nhà hoặc là chủ nhà thứ 2. Nếu là chủ nhà thứ 2, cần yêu cầu trình bản hợp đồng với chủ nhà chính, tìm hiểu xem có thỏa thuận nghiêm cấm cho người khác thuê lại hay không.
2. Tiền thuê căn hộ
Trong hợp đồng thuê căn hộ cần làm rõ các câu hỏi sau: Tiền thuê sẽ đóng vào lúc nào? Thời hạn thuê là bao lâu (tốt nhất là đầy đủ ngày tháng năm)? Phương thức chi trả tiền thuê căn hộ thực hiện như thế nào? Nếu thuê dài hạn thì có thể thỏa thuận giảm tiền thuê nhà hay không?
Thêm một lưu ý nữa là số tiền trong hợp đồng cho thuê nhà ở chung cư phải được quy đổi sang đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng. Nếu hợp đồng sử dụng đơn vị ngoại tệ, hợp đồng cho thuê không còn giá trị trước pháp luật. Điều này gây mất quyền lợi của các bên nếu sau này có xảy ra tranh chấp, rủi ro.
3. Tiền đặt cọc
Trên thị trường hiện nay các chủ cho thuê chỉ chấp nhận cho người thuê trong khoảng thời gian dài hạn trên 1 năm. Để thuê được nhà, người thuê phải đặt một khoản tiền cọc (thường 1 đến 2 tháng tiền thuê) cho người chủ đối với hợp đồng thuê dài hạn.
Đôi lúc một số chủ nhà sẽ gây khó dễ và viện đủ mọi lý do để không trả tiền cọc cho người thuê nhà. Vì vậy, trong hợp đồng cần làm rõ các vấn đề như: Tiền đặt cọc là bao nhiêu? Lúc nào có thể không thuê căn hộ nữa và được hoàn tiền đặt cọc hay không?
4. Các chi phí khác
Ngoài ra cũng cần lưu ý đến việc tiền thuê nhà có bao gồm các chi phí khác như phí quản lý, phí đỗ xe… Nếu không thì ai chịu trách nhiệm đóng khoản tiền này. Điều này cần sự thoả thuận của cả hai bên trước khi ký và cần được ghi rõ trong hợp đồng cho thuê để tránh những phát sinh, mâu thuẫn không đáng có giữa hai bên.
5. Thời gian chấm dứt hợp đồng thuê
Những điều khoản liên quan đến việc kết thúc hợp đồng là một trong những vấn đề mà nhiều người thuê nhà bỏ qua và không chú ý kỹ.
Thời gian thuê căn hộ chưa hết hạn nhưng không muốn thuê nữa thì cần phải báo trước bao lâu? Có thỏa thuận về trách nhiệm vi phạm hợp đồng (chấm dứt thuê trước thời hạn) hay không? Thời gian được hoàn tiền đặt cọc (nếu có) là bao lâu? Mặt khác, khi chủ nhà lấy lại nhà thì sẽ phải báo trước cho người thuê trong khoảng thời gian nhất định, bên cạnh đó phải có quy định rõ khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
6. Thiết bị gia dụng
Trong hợp đồng cho thuê nhà ở chung cư bạn phải xác minh thật kỹ hiện trạng căn hộ cũng như tài sản, nội thất bên trong. Bản hợp đồng cho thuê căn hộ nên kèm theo bản hợp đồng xác minh hiện trạng căn hộ bàn giao. Trong trường hợp căn hộ bị hư hỏng, nội thất mất mát bạn có quyền yêu cầu người thuê bồi thường đúng theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê.
Chủ nhà cung cấp những nội thất và trang thiết bị nào, tình hình sử dụng của chúng ra sao? Đối với những thiết bị hiện tại không tốt, bạn nên chụp ảnh làm bằng chứng để tránh rắc rối về sau.
Ngoài 6 điểm cần lưu ý trên, người thuê căn hộ cũng cần tìm hiểu kỹ chủ nhà có yêu cầu giới hạn đặc biệt nào không? Ví dụ như có được nuôi vật nuôi hay không?
>>> XEM THÊM: 4 lưu ý giúp mua nhà không bị hớ
T.HẰNG (Theo MBNĐ)
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản