Phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà
Học giao tiếp tiếng Anh sẽ chẳng phải là việc chạy 100m rồi xong mà đó là quá trình chuẩn bị cho 1 cuộc thi marathon đường dài. Bởi để có thể học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn sẽ cần chuẩn bị những nền tảng ban đầu: phát âm, từ vựng, ngữ pháp,…sau đó là đến phản xạ khi giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của từng cá nhân. Chứ bạn không thể nào học từ đơn lẻ “How are you?’ rồi áp dụng trong tất cả các trường hợp giao tiếp bởi khi giao tiếp phải có sự tương tác giữa 2 chủ thể tham gia cuộc hội thoại. Một số tips để bạn có thể tự tìm cho mình các học tiếng Anh giao tiếp tại nhà hiệu quả như:
1. Vượt qua tâm lý sợ hãi và kiên trì đến cùng
Cần vượt qua tâm lý sợ hãi để tự học tiếng Anh giao tiếp thành công
Trước khi bắt đầu bất cứ việc gì, nếu bạn có sự chuẩn bị về mặt tâm lý thì bạn sẽ thực hiện điều đó tốt hơn rất nhiều. Phần đông người tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay mắc phải một triệu chứng sợ hãi: sợ mắc lỗi, sợ bị chỉ trích, sợ bị mọi người cười chê, sợ thất bại,…Bạn sợ rằng mình phát âm thế này có chuẩn Anh không? Câu này mình nên dùng this hay that?…Chính vì nỗi sợ này mà họ rất ngại nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng họ lại quên rằng nếu không có sự luyện tập, nếu không nói ra thì làm sao có thể nâng cao trình độ, làm sao có thể lưu loát thành thạo tiếng Anh. Việc bạn cần làm là vứt bỏ tâm lý sợ hãi, biến nó thành động lực của bạn để tiến lên. Chẳng có thiên tài nào mà không có lúc kém cỏi cả, tài năng của họ phải qua sự rèn luyện không ngừng. Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đầu tiên chính là niềm tin vào chính bản thân mình!
2. Chuẩn bị vốn ngôn ngữ “từ vựng” vững chắc
Tôi cần bao nhiêu từ vựng để có thể giao tiếp tiếng Anh tốt?
Một trong những bước quan trọng để có thể có cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đó chính là bạn cần được trang bị nền tảng từ vựng cơ bản qua việc nghe và đọc, rồi mới có thể giao tiếp được, nhưng bao nhiêu thì mới đủ? Tiếng Anh có khoảng trên 1.000.000 từ vựng các loại. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, kể cả khi trò chuyện, điện thoại, thuyết trình hay đàm phán,…
Vậy thì việc bạn cần làm là tập trung vào những từ này, sau đó mở rộng nâng cao dần. Nhưng phải học như thế nào lại là một vấn đề khác. Phần lớn người học đã quen với việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại, nên khi giao tiếp họ cũng dịch. Nhưng vấn đề là việc dịch sẽ mất thời gian, làm bạn không thể nào theo kịp tốc độ nói của đối phương, bạn hiểu được câu này nhưng lại không nghe được câu tiếp theo, người nghe cũng sẽ rất khó chịu và không đủ kiên nhẫn để đợi bạn dịch xong mới trả lời. Giao tiếp tiếng Anh đòi hỏi phản xạ nhanh và sự tương tác tốt. Vì vậy, khi học từ vựng, hãy học và áp dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Tìm hiểu ngay phương pháp học từ vựng nhanh chóng và hiệu quả chỉ với 30 ngày. Việc học từ vựng nhằm mục đích giao tiếp cơ bản chưa bao giờ là khó nếu như có tài liệu và phương pháp phù hợp. Step Up đã có 1 bài viết chi tiết về cách học từ vựng hiệu quả, phân tích tại sao bạn không thể ghi nhớ từ vựng cũng như ứng dụng trong thực tế.
3. Dừng việc học ngữ pháp theo cách truyền thống
Khi học giao tiếp tiếng Anh cơ bản, phần lớn chúng ta sẽ ngập ngừng vì thắc mắc:
“Liệu mình nói câu này có đúng ngữ pháp không?”
“Câu này mình nói thì quá khứ đúng chưa nhỉ? Câu này nên dùng động từ nào?”
Bởi hầu hết chúng ta đang được học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ các công thức hay cấu trúc theo cách truyền thống. Chính điều này lại là một trong những rào cản lớn để giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Bởi theo thói quen, khi bạn muốn nói một điều gì đó, bạn phải nghĩ xem cần phải dùng cấu trúc ngữ pháp nào, cách dùng như thế nào, dùng có đúng hay không….điều đó làm phản xạ của bạn rất chậm và không thể nói tự nhiên. Vì vậy hãy quên mấy công thức ngữ pháp đi.
Nếu không học cấu trúc ngữ pháp thì làm sao nói thành câu được?
Việc nói tiếng Việt của chúng ta đâu có cần ngữ pháp đúng không? Chúng ta bập bẹ, tập nói khi chúng ta nghe nhiều, tiếp xúc nhiều. Người bản xứ học cũng vậy. Vì thế thay vì nhớ các cấu trúc, hãy nhớ những mẫu câu, ví dụ đơn giản cụ thể nào đó. Một trong số đó là HỌC CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ. Đọc thật nhiều là cách có thể giúp bạn giỏi ngữ pháp mà không cần học công thức.
4. Phát âm chuẩn và lưu loát là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau
Khi giao tiếp tiếng Anh, chúng ta luôn muốn khi nói vừa phải giống với người bản xứ vừa phải nói lưu loát. Do đó, não bộ phải xử lý 2 việc cùng một lúc:
1. Lựa chọn sắp xếp từ ngữ phù hợp thật nhanh và chính xác
2. Điều khiển các cơ miệng, lưỡi, môi để phát âm cho chuẩn.
Vậy nên khi bắt đầu mới với cách học tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là tự học tại nhà thì càng khó cho hầu hết người đọc. Để luyện nói được phải được hình thành từ nhiều yếu tố, một trong số đó chính là luyện nghe tiếng Anh
Bởi luyện nghe ai cũng có làm được, còn luyện nói là cả một quá trình. Hãy luyện nói rõ hơn là nói hay. Nói hay, những người năng khiếu họ sẽ làm rất nhanh nhưng nói rõ, nói chuẩn thì ai cũng làm được. Bạn có thể chia ra làm 3 quá trình luyện tập:
Bước 1: Luyện phát âm chuẩn
Đừng hỏi tại sao bạn không thể nghe người bản xứ nói gì hay bạn nói lưu loát thế mà không ai hiểu? Bởi bạn cần xem lại bạn phát âm chuẩn chưa, liệu bạn có biết 44 âm tiết trong bảng IPA? Hãy luyện tập phần phát âm chuẩn trước khi bạn có thể nói một cách hay ho và này nọ.
Bước 2: Luyện nói lưu loát
Xem thêm : Bài tập bổ trợ nâng cao tiếng Anh lớp 2
Bạn có thắc mắc tại sao mình nghe 1 câu nói, 1 câu hát không hiểu gì nhưng khi nhìn phụ đề thì đều là các từ bạn biết?
Bởi trong giao tiếp tiếng Anh cơ bản, những quy tắc sẽ được thêm bớt, lược bỏ theo ngôn ngữ của người bản xứ. Để luyện nói lưu loát, bạn cũng cần phải nắm rõ nó như: nối âm, ngữ điệu, lược âm,…Bạn phải thực hành các mẫu câu giao tiếp thường xuyên, tạo sự nhạy bén thì mới có thể nói một cách lưu loát
Bước 3: Kết hợp phát âm chuẩn và nói lưu loát
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn nói lưu loát mà phát âm sai lung tung hay phát âm chuẩn nhưng bạn cứ chậm rãi nói từng từ khiến người nghe đôi khi mệt mỏi. Vậy nên, hãy kết hợp phát âm chuẩn và luyện nói lưu loát để việc học tiếng Anh giao tiếp cơ bản mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn.
Tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản
5. Tự tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh và đắm chìm trong đó
Tôi không ở nước ngoài thì làm sao giao tiếp bằng tiếng Anh được!
Tôi phải tìm giáo viên nước ngoài để luyện tập cùng để được sửa lỗi!
Đây có phải những lý do biện minh để bạn chưa giao tiếp tiếng Anh trôi chảy?
Trước khi có thể giao tiếp thành thạo với 1 ai đó thì bạn cần tự chuẩn bị cho quá trình đó. Giống như việc luyện tập trước khi lên võ đài, bạn cần thành thục các động tác, tư thế. Hãy tự luyện nói trước gương, ghi âm lại lời nói của mình sau đó nghe bản gốc so sánh và sửa chữa. Tự luyện nói sẽ vô cùng thoải mái, bạn không bị sức ép từ đối tượng giao tiếp. Hãy luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, từ bỏ thói quen dịch word by word. Dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên đáng kể. Sau khi luyện tập 1 mình thì tạo cho mình môi trường giao tiếp như thế nào?
Rất đơn giản bởi Internet sẽ có mọi thứ bạn cần, ít nhất là với việc luyện nói tiếng Anh. Hãy tìm những người bạn cùng học tiếng Anh, tạo lập group để thực hành mỗi ngày hoặc một cách đơn giản và hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng: KẾT BẠN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ. Đó có thể là đi đến các CLB tiếng Anh, những nơi có khách du lịch và chủ động làm quen bắt chuyện với họ. Còn kết bạn online ư? Rất nhiều trang web để bạn có thể giao lưu kết bạn và học tiếng Anh giao tiếp cơ bản như:
Speaking24h.com
Howdoyou.do
Hinative
Hãy tìm những người bạn có cùng trình độ để rèn luyện với nhau và duy trì việc luyện nói, tự học giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.
Vậy cụ thể chúng ta sẽ rèn luyện phản xạ tiếng Anh như thế nào?
Độ căn bản nhất của phản xạ tiếng Anh là dịch ngược. Tức là mỗi câu bạn nói ra sẽ thường mất trên 10 giây để chuẩn bị ngữ pháp và dịch ngược các từ khóa trong đầu. Mức độ thứ hai là suy nghĩ bằng tiếng Anh, tức là bạn nói mà gần như không phải suy nghĩ tìm từ vựng và ghép câu.
Để đạt được mức hai nhanh chóng, bạn nên làm theo các bước sau:
– Ưu tiên học theo chiều ngược lại của ngôn ngữ: Mỗi khi bạn ghi chép từ vựng thì hãy ghi chép tiếng Việt trước, sau đó là tiếng Anh. Viết nhật ký bằng tiếng Anh, xâu chuỗi ngay chính các từ vựng học được trong ngày.
– Nhắn tin với bạn bè bằng tiếng Anh: Có thể lồng tiếng Việt vào với những ý quá khó để diễn đạt nhưng nâng dần tỷ lệ từ tiếng Anh và trong cuộc hội thoại và cố gắng sử dụng các từ vựng và cấu trúc mình mới học. Hãy tìm một người bạn cùng tiến để trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Bạn có thể dùng Skype hoặc Messenger để gọi điện hoặc gửi tin nhắn về tập Masterchef hay Friends mà bạn vừa xem. Bạn tin mình đi, chỉ cần chịu khó nhắn tin bằng tiếng Anh khoảng 1 tháng là tốc độ phản xạ tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều đó.
– Chat với robot: Trong trường hợp bạn bè không ai chịu “cùng tiến” với bạn hoặc bạn không muốn tương tác với người khác trên Facebook bằng tiếng Anh thì đây là công cụ thay thế phù hợp. Bạn có thể nói bất cứ điều gì và nói bao lâu tùy thích mà không ngại sẽ làm mất thời gian người đối diện hay sợ người khác đánh giá, vì đây là một robot chat tự động. Có rất nhiều robot online, và bạn có thể thử Cleverbot.com.
– Xem phim và bình luận theo phim.
Xem thêm : Giao tiếp tiếng Anh lưu loát chỉ với 10 cấu trúc thông dụng
– Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh: Với giao tiếp tiếng Anh, sự trôi chảy quan trọng hơn việc chuẩn ngữ pháp hay từ vựng và phát âm rất nhiều. Nhưng vấn đề khi nói tiếng Anh là chúng ta có rất nhiều từ không biết. Vậy phải làm sao bây giờ? Để duy trì cuộc hội thoai thì bạn nhất định không được “tắc từ”. Bạn hãy tìm cách định nghĩa lại rồi diễn đạt nôm na ý của những từ đó bằng những từ đơn giản hơn để cho câu chuyện không bị đứt mạch. Chính người nói chuyện với bạn cũng có thể giúp bạn tìm được từ đó.
Ví dụ, bạn muốn mô tả từ “cathedral” (nhà thờ). Đây là một từ khó nhớ và khó phát âm. Thay vì đăm chiêu tìm được từ đó, bạn có thể mô tả nó một cách đơn giản là “a place to come and pray to Jesus” (một nơi người ta đến cầu nguyện với Chúa Giê-Xu). Không cần phải chính xác 100% nhưng người nghe đủ hiểu đó là “cathedral”.
– Tải ứng dụng nói chuyện với người nước ngoài: Nếu bạn không có đủ thời gian và sẵn sàng chi ra một khoản, bạn có thể tìm và nói chuyện với người nước ngoài, với một số ứng dụng như HelloTalk, Italki hay ứng dụng Tandem. Bạn chỉ cần chọn người mình muốn nói chuyện cùng và đăng ký lịch, người đó sẽ dành thời gian trò chuyện với bạn và giúp bạn tăng khả năng nói tiếng Anh.
– Đăng bài bằng tiếng Anh lên một nhóm kín với các bạn đồng hành trên Facebook: Bạn có thể lồng tiếng Việt vào nếu quá khó, nhưng hãy nâng dần tỷ lệ tiếng Anh lên nhé. Sẽ có những người bình luận lại bằng tiếng Anh, có những người nhờ bạn dịch lại nghĩa, cũng sẽ có những người vào “bắt lỗi” ngữ pháp của bạn. Chỉ một bài đăng thôi cũng sẽ cho bạn cơ hội để tương tác với những từ vựng và cấu trúc này vài lần. Bất kể người khác nói gì, dại chi mà không thử?
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp thông qua idioms: Speak English Like An American
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Speak English Like An American
Giống như tên gọi của nó, đây là cuốn sách sẽ giúp bạn nói tiếng Anh thành thạo theo đúng phong cách của một người Mỹ dựa vào các idioms được hầu hết người Mỹ sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Không giống các sách học tiếng Anh giao tiếp đầy tính học thuật, Speak English Like an American với 25 mẩu truyện có video kèm theo kể về câu chuyện xoay quanh thăng trầm của 1 gia đình muốn khởi nghiệp bán bánh Cookie với nhân vật chính là cậu bé Bob. Như hững tình huống giao tiếp tiếng Anh hằng ngày của Bob và mọi người xung quanh, sách đã khéo léo lồng những thành ngữ và từ lóng rất độc đáo mà người Mỹ thường dùng trong giao tiếp.
Thay vì dùng những từ ngữ trang trọng, khi giao tiếp người Mỹ thường hay sử dụng thành ngữ. Ví dụ thay vì “very expensive” thì họ dùng “cost an arm and a leg”. Vậy nên để nói tiếng Anh hay như người bản xứ, bạn cần học thêm idioms càng nhiều càng tốt. Chúng sẽ giúp cho bạn học giao tiếp tiếng Anh cơ bản hằng ngày trở nên tự nhiên và hay hơn rất nhiều.
Ngoài ra, sách có kèm theo audio đầy đủ các đoạn hội thoại trong sách, bạn có thể vừa đọc transcript trong sách, vừa nghe audio nếu kỹ năng nghe còn chưa tốt. Kèm theo đó là các bài tập để bạn kiểm tra kiến thức với hơn 300 thành ngữ, từ lóng được đưa ra trong sách.
3. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: English Pronunciation in Use
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: English Pronunciation in Use
Nghe chừng đây chỉ là một cuốn sách học phát âm tiếng Anh nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hành theo để học giao tiếp. Đây cũng là giáo trình được sử dụng giảng dạy ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ sách gồm gồm 3 quyển tương ứng 3 cấp bậc: Elementary (cơ bản), Intermediate (trung cấp) và Advanced (cao cấp).
Mỗi cuốn sách đều có đi kèm để bạn vừa đọc sách, vừa kết hợp nghe audio, từ đó cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp. Sách dành cho người mới bắt đầu và người học tiếng Anh đã được một thời gian nhưng vẫn phát âm sai. Sách bao gồm các ví dụ, đoạn hội thoại và hình vẽ trực quan minh họa giúp người học có thể hiểu và tiếp thu một cách dễ dàng nhất
4. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Tactics for English
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Tactics for English
Trong tiếng Anh giao tiếp thì sẽ không thể bỏ qua luyện nghe tiếng Anh. Sách luyện nghe Tactics For Listening gồm 3 cuốn tương đương với 3 cấp độ cơ bản, mở rộng và nâng cao. Mỗi cấp độ bao gồm 24 bài học, mỗi bài mô tả một đề tài liên quan đến cuộc sống hàng ngày và những trải nghiệm trong cuộc sống của con người.
Mỗi cuốn bao gồm 3 file: 1 file student book (sách giáo khoa), 1 file audio (bản ghi âm), 1 file transcript (lời) của audio. Bạn có thể dùng file này để check đáp án nghe của file ghi âm.
Đây là cuốn sách phù hợp với tất cả các bạn muốn học tiếng Anh giao tiếp từ bắt đầu cho tới nâng cao. Cùng học tập và trải nghiệm để xem trình độ tiếng Anh của bạn đang ở đâu nhé!
Hy vọng với các cuốn sách trên đây, bạn đã lựa chọn được cuốn sách học tiếng Anh giao tiếp phù hợp với bản thân và nâng cao dần trình độ tiếng Anh
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Học Tiếng Anh