Nhu cầu nhà ở xã hội là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại. Đó là nhu cầu cơ bản của con người để có một nơi an cư và phát triển. Nhà ở không chỉ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở mà còn mang tính chất văn hóa, xã hội và kinh tế.
Trong xã hội, nhà ở xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi người có một môi trường sống an toàn, lành mạnh và đủ điều kiện để phát triển. Nó giúp tạo ra sự ổn định cho cá nhân và gia đình, cung cấp không gian riêng tư và thúc đẩy mối quan hệ xã hội.
Bạn đang xem: Danh sách dự án nhà ở xã hội mở bán 2023 ở Tp Hồ Chí Minh
Nhà ở xã hội cũng góp phần giảm thiểu bất bình đẳng xã hội và đảm bảo quyền lợi căn bản của mọi người. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những người thuộc các tầng lớp kinh tế yếu thế, những người không có điều kiện tài chính mua nhà, có một nơi ở ổn định và giá cả phải chăng.
Tham khảo: Nhà ở xã hội. Đối tượng – Điều kiện hồ sơ mua nhà ở xã hội 2023
Nhà ở xã hội Tp Hồ Chí Minh 2016-2020
Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã phát triển rất mạnh. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đặt ra với cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, vấn đề đặt ra là thị trường bất động sản phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng vẫn phải đảm bảo được việc ổn định về giá đồng bộ với nhu cầu và khả năng chi trả của đại đa số người dân; đồng thời, tránh sự phá vỡ quy hoạch và băm nát cảnh quan, môi trường khu vực. Chính vì vậy, việc phân tích thực trạng, chỉ ra những hạn chế của thị trường nhà ở xã hội (NƠXH) tại Tp Hồ Chí Minh là rất cần thiết, nhằm tìm ra những giải pháp chính sách trong điều tiết, quản lý nhà nước để thị trường này phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về NƠXH, ngày 27/7/2017, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 4665/KH-UBND về việc phát triển và quản lý NƠXH trên địa bàn giai đoạn 2016-2020. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án với quy mô khoảng 43.624 căn hộ. Tính chung giai đoạn 2016-2020, Thành phố triển khai xây dựng 39 dự án với quy mô khoảng 44.884 căn hộ.
Xem thêm : VNStudy – Học lập trình trực tuyến
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (2021), kết quả thực hiện phát triển nhà ở trên địa bàn do người dân tự xây và tại các dự án nhà ở thương mại đều vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đề ra, trong khi NƠXH lại không đạt. Cụ thể, sàn nhà ở riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 là 38.503.608 m2, vượt 23% chỉ tiêu đề ra. Trong khi đó, xây dựng NƠXH là 1.231.949 m2 sàn, chỉ đạt 56%. Với mức sàn NƠXH như trên, không thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng tại TP. Hồ Chí Minh.
Về nguồn vốn đầu tư xây dựng, giai đoạn này chỉ có hơn 2 dự án sử dụng vốn ngân sách, với tổng số 620 căn hộ (chiếm 4,15%). Còn các doanh nghiệp đầu tư hơn 16 dự án, với tổng số 13.870 căn hộ (chiếm 95,8%). Như vậy, tỉ trọng vốn nhà nước dành cho việc phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 rất thấp.
Thực tế tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, ngay cả những dự án đã được cấp phép chuyển đổi, chỉ có 1 dự ánthực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ là NƠXH theo đăng ký; 3 dự án còn lại đều là dự án treo, chậm hoặc không được triển khai trong nhiều năm. Điều này là do thiếu sự quản lý giám sát của cơ quan chức năng trong việc điều hành các dự án NƠXH. Cùng với đó, khâu xác nhận đền bù giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp không thể tự làm được.
- Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (để bán), thiếu quỹ nhà ở cho thuê, thuê mua là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng bức xúc về nhà ở tại khu vực đô thị, nhất là nhà ở dành cho cán bộ, công chức và các hộ thuộc đối tượng có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng tranh thủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang NƠXH, nhưng thực chất chỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi về tài chính, dẫn đến sự tồn tại của nhiều dự án treo, dự án không đúng mục đích.
- Các chính sách ưu đãi chưa thực sự đến được với doanh nghiệp, nên chưa khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng NƠXH. Ngoài việc được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp và nhà ở công nhân, thì các doanh nghiệp tham gia xây dựng NƠXH tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như trên cả nước, chưa được hưởng các ưu đãi khác.
- Cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng NƠXH, như: đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự ánhay các hỗ trợ từ ngân sách địa phương cũng chưa được thực thi đúng mức; mức độ ưu đãi phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương, nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NƠXH, nhất là nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.
- Quỹ nhà ở cho người thu nhập thâp còn ít, cộng thêm việc tổ chức bán, xét chọn đối tượng thiếu công khai và thiếu sự giám sát của cộng đồng, nên người thu nhập thấp khó tiếp cận để mua hoặc thuê quỹ nhà này…
- Giá NƠXH không ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của NƠXH, cũng như chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
- Các quy định của pháp luật về đôi tượng cần hỗ trợ về NƠXH ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu. Thu nhập của các hộ thu nhập tháp, tuy đã được cải thiện, nâng cao từng bước, nhưng còn tháp, rất khó khăn trong việc chi trả chi phí nhà ở, kể cả trường hợp được Nhà nước chi trả một phần.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan chưa chặt chẽ, có nhiều chính sách chưa đượchướng dẫn triển khai kịp thời. Ngoài ra, việc cân đốì nguồn ngân sách cho phát triển NƠXH gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn vẫn không đủ theo tiến độ.
Nhà ở xã hội Tp Hồ Chí Minh 2021-2030
Với mục tiêu là khắc phục những hạn chế trong việc phát triển nhà ở của thành phố trong thời gian qua, thông tin được UBND TP.HCM công bố tại Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030, đến năm 2030, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 6,58 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 93.000 căn nhà nhắm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với các mức thu nhập khác nhau.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, TP.HCM có 1 dự án nhà ở xã hội đưa vào sử dụng, cung ứng 260 căn hộ. Dự kiến đến năm 2025, thành phố phát triển thêm 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, rất nhiều đối tượng nhà ở xã hội đang khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay chỉ 310 khách hàng được vay, với tổng số vốn gần 150 tỷ đồng. Trong khi số lượng đủ điều kiện vay lên đến khoảng 20.000 người, phần lớn phải vay từ các nguồn khác theo giá thương mại.
Xem thêm: Mua nhà ở xã hội trả góp. Quy trình và Hồ sơ cập nhật mới 2023
Xem thêm : Khu đô thị Mỹ Hưng
Như vậy, nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua chỉ đáp ứng nhu cầu cho chưa đến 5% người lao động. Đây là thực trạng thành phố đang khắc phục trong thời gian tới.
Nguyên nhân, theo sở Xây dựng, là do các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng NƠXH chưa hấp dẫn, trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư vào phân khúc này còn hạn chế. Bên cạnh đó, còn do những khó khăn, vướng mắc:
- Nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở, nên không có quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để điều tiết khi thị trường biến động, cùng với hiện tượng đầu cơ tạo nhu cầu ảo đẩy giá nhà đất lên cao, cách xa giá trị và khả năng chi trả của người lao động.
- Việc bố trí quỹ đất phát triển NƠXH chưa được quan tâm đúng mức. TP. Hồ Chí Minh chưa bố trí được quỹ đất cho phát triển NƠXH trong lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Quy trình xét duyệt chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang NƠXH cũng gặp phải nhiều khó khăn.Nguyên nhân là do, theo quy định, khi thực hiện việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang NƠXH, phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh quy hoạch 1/500 của dự án và chờ các cơ quan chức năng phê duyệt. Việc này mất nhiều thời gian và là một trong những nguyên nhân làm các nhà đầu tư bị chậm tiến độ các dự án.
Các dự án nhà ở xã hội mở bán 2023 ở Tp Hồ Chí Minh
Mặc dù gặp nhiều vướng mắc, tuy nhiên thành phố cũng luôn nỗ lực và có những hành động quyết liệt để giải quyết vấn đề này. Cụ thế, trong năm nay dư kiến sẽ cố một số dự án sẽ hoàn thành và được mở bán để bổ sung cho nguồn cung khan hiếm của phân khúc căn hộ nhà ở xã hội.
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014, Điều 51 và Điều 52 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu của nhà nước theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2014.
- Điều kiện để được mua nhà ở xã hội là người chưa sở hữu nhà riêng hoặc đang sở hữu nhà với diện tích trong hộ gia đình dưới 10m2 sàn/người hoặc nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà, đất dưới mọi hình thức.
- Người mua nhà phải có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án căn hộ – nhà ở xã hội và đóng bảo hiểm xã hội trong ít nhất 1 năm.
- Điều kiện về thu nhập là người không thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định thuế thu nhập cá nhân được xem là người thu nhập thấp. Đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo được xác định theo chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội cũng phải có xác nhận của UBND phường hoặc thị trấn nơi cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được cho thuê nhà ở xã hội.
Xem thêm: Danh sách dự án nhà ở xã hội 2023 mở bán ở Hà Nội
Các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM góp phần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo nên một môi trường sống tiện nghi và an toàn cho cộng đồng. Với những tiềm năng và triển vọng của thị trường bất động sản TP.HCM, hy vọng rằng trong tương lai, các dự án nhà ở xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Các câu hỏi thường gặp về nhà ở xã hội
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản