Xu hướng phát triển của công nghệ khiến nhu cầu tuyển dụng lập trình viên tăng cao. Việc theo đuổi nghề lập trình mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển trong công việc. Bạn đang có mong muốn và định hướng theo con đường lập trình viên. Vậy lập trình viên công nghệ thông tin là gì? Bạn nên chọn ngành nào để theo đuổi lĩnh vực CNTT hiện nay. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Lập trình viên công nghệ thông tin là gì?
Khái niệm lập trình viên (developer) được hiểu là những kỹ thuật viên lập trình. Họ sử dụng những ngôn ngữ lập trình để code và phát triển các ứng dụng, phầm mềm cho máy tính, điện thoại. Ngoài ra, lập trình viên còn là người sửa chữa bảo trì hệ thống máy tính và tất cả các phần mềm bên trong máy tính.
Bạn đang xem: Lập trình viên công nghệ thông tin là gì? Nên chọn ngành nào để học
Lập trình viên CNTT luôn được đánh giá là những người tỉ mỉ, cẩn thận và đam mê công nghệ. Công việc hàng ngày của một lập trình viên sẽ dành hầu hết thời gian “gắn bó” với máy tính. Một vài sản phẩm, ứng dụng được tạo nên từ lập trình: ứng dụng game, website, mạng xã hội, hệ điều hành…
Những công việc chính của một lập trình viên:
- Xây dựng lên một ứng dụng phần mềm mới
- Phát triển các tiện ích, chức năng phản hồi, xử lý của phần mềm
- Nâng cấp thêm những tiện ích khác ở ứng dụng có sẵn
- Nghiên cứu cũng như đưa ra những ý tưởng cải biến lập trình mới
Nên chọn ngành học nào để trở thành lập trình viên?
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, một số ngành học chính có thể kể tới như:
- Kỹ thuật phần mềm
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính và truyền thông
Xem thêm : Sử dụng lệnh SFC scannow để sửa lỗi file hệ thống Windows 10
Dưới đây là phần phân tích cụ thể từng ngành để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Kỹ thuật phần mềm
Ở ngành kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ phải học những kiến thức sau:
- Quy trình phát triển phần mềm.
- Học cách vận dụng những công cụ vào việc hỗ trợ phát triển công nghệ phần mềm máy tính.
- Học các kiến thức thu thập yêu cầu, phân tích cũng như thiết kế phần mềm.
- Ngoài ra, bạn cũng được học lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm máy tính.
Khi học ngành này, bạn sẽ được học những kiến thức lập trình thực tế nhất. Cụ thể là những kiến thức về phát triển và xây dựng phần mềm. Ngành học này cực kỳ phù hợp với những bạn yêu thích công nghệ lập trình ứng dụng & phần mềm.
Đọc thêm bài viết: Kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin có điều gì khác biệt?
Khoa học máy tính
Những bạn học ngành khoa học máy tính thường là những người yêu thích toán học và máy tính. Khi mới bước chân vào ngành, bạn sẽ được học những lý thuyết cơ bản nhất về khoa học máy tính. Sau đó, bạn sẽ được nghiên cứu và thực hành các công việc liên quan đến trí tuệ nhân tạo, máy học cơ bản.
Kỹ thuật máy tính
Xem thêm : [Tổng hợp] 4 cách gửi Email hàng loạt đơn giản nhất
Đây được coi là ngành học tổng hợp của 2 ngành: Điện tử và CNTT. Kỹ thuật máy tính sẽ giúp bạn có thể tự thiết kế và phát triển hệ thống phần mềm và phần cứng của máy tính.
Những công việc mà bạn sẽ làm khi học ngành này đó là: thiết kế con chip máy tính, công nghệ robotic, điều khiển tự động IOT, hay hệ thống điều khiển tự động. Tại ngành này, bạn sẽ được học và sử dụng những ngôn ngữ lập trình cơ bản như: C, C++, Java,…
Hệ thống thông tin
Đây là ngành học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về con người, thiết bị và quy trình phân tích, thu thập thông tin, đánh giá, chọn lọc, quản trị, phân phối thông tin,…
Khi học ngành này, bạn cũng sẽ được tiếp cận với những loại ngôn ngữ lập trình như: C#, Java, PHP, SQL… Bạn có thể tự thiết kế được 1 phần cơ sở dữ liệu cho riêng mình khi học xong ngành này.
Mạng máy tính và truyền thông
Khi học mạng máy tính và truyền thông. Bạn sẽ được học những công nghệ phổ biến như: xây dựng và vận hành Data center, bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu. Kết thúc ngành này, bạn có thể tự tin quản trị được hệ thống mạng tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà phân phối Internet.
Tổng kết
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lập trình viên công nghệ thông tin là gì, học ngành nào? Với mỗi người, tùy vào sở thích và năng lực sẽ lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất. Hãy tìm hiểu và tham khảo kỹ trước khi theo học lập trình nhé!
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ