Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, doanh nghiệp luôn phải cải tiến và cách tân để tự tối ưu cho sự thành công. Từ đó, tạo nên sự khác biệt to lớn trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành và năng suất công việc. Điều này đã được kiểm chứng bằng những thành công trong việc áp dụng công nghệ vào trong quản trị, vận hành doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy những giá trị mà công nghệ đã mang lại trong 2 thập kỷ qua tác động làm thay đổi đến cho cuộc sống của từng cá nhân cũng như các tổ chức khác nhau. Những ví dụ điển hình của làn sóng công nghệ phải kể đến đó là sự xuất hiện và phổ biến của hình thức mua sắm trực tuyến (online shopping), tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), mạng xã hội (social networking), truyền thông kỹ thuật số và điện toán đám mây, Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nếu muốn đạt được những kết quả tối ưu nhất trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị hiệu quả, bán hàng toàn cầu, quản lý có hệ thống, theo dõi thời gian thực, chăm sóc khách hàng nhanh chóng và tăng trưởng kinh doanh dài hạn.
- Những kỹ năng cần có của một Fresher Front End Developer – ITNavi
- 10 công cụ hỗ trợ từ xa giúp làm việc hiệu quả từ xa trong đại dịch Covid
- MÔ HÌNH 70:20:10 TRONG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
- Tro cốt nên làm gì để thuận lợi cho con cháu và đúng phong thủy ?
- Webtretho mạng xã hội chuyên ngành, hướng đi riêng của chính mình
Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
Trong suốt 2 thập kỷ, nhiều nghiên cứu và minh chứng rõ ràng nhất đã cho thấy sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào một vài yếu tố nhất định như phân tích chính xác, lựa chọn công nghệ phù hợp và một tầm nhìn chiến lược. Doanh nghiệp luôn ưu tiên đầu tư vào công nghệ và lựa chọn con đường cách tân để tăng thị phần, thông số tài chính và khả năng cạnh tranh. Không quá khi nói rằng quản lý công nghệ trong doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất cung cấp cho bạn cơ hội phân tích một dữ liệu cụ thể và lên kế hoạch phù hợp nhất cho lộ trình kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp những sự trợ giúp để bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề phức tạp và hoạch định khả năng mở rộng, tăng trưởng trong tương lai. Trong bối cảnh công nghệ số “lên ngôi”, một minh chứng cụ thể cho thấy sự thay đổi trong cách thức tiếp cận khách hàng và kinh doanh đó là sự phổ biến của tiếp thị ký thuật số (digital marketing), công cụ này cho phép những chiến dịch truyền thông của bạn được quảng bá rộng rãi đến khách hàng khắp mọi nơi trong khi bạn chỉ cần ngồi “thảnh thơi” tại văn phòng mà chẳng cần đi đâu xa. Tóm lại, trong bài viết này Tripi One sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về cách quản lý công nghệ trong doanh nghiệp giữ những vai trò khác nhau như thế nào trong doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp – Chìa khóa đi đến thành công
Đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh.
Nhanh nhạy và chính xác chính là yếu tố tiên quyết của việc ra quyết định trong kinh doanh. Để đi đến thành công, doanh nghiệp đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu thị trường một cách toàn diện để đưa đến những quyết định đúng đắn nhất.Việc nghiên cứu có thể được hoàn thành theo nhiều cách khác nhau thông qua việc khảo sát trực tuyến, thu thập thông tin từ các diễn đàn, blog và một phương pháp phổ biến phỏng vấn trực tiếp. Có thể kể đến một số các công cụ phổ biến hiện nay như Big data, Google Analytics and Microsoft CRM Dynamics, đây là những cách thức tuyệt vời để thu thập những thông tin quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp. Hơn nữa những công cụ này còn đảm bảo độ chính xác, thời gian phản hồi thực của các khách hàng tiềm năng, giảm thiểu rủi ro xuất phát từ yếu tố con người.
Tiếp thị và tăng trưởng doanh số
Marketing đóng một vài trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh, vì điều này cho phép ban lãnh đạo trước hết xác định được những đối tượng mục tiêu và say đó là quan sát khuynh hướng và nhu cầu của họ. Marketing bao gồm rất nhiều các công việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, quảng cáo, khuyến mãi và doanh số bán hàng – yếu tố cuối cùng ảnh ảnh hướng đến kinh doanh. Tuy rằng có nhiều cách để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nhưng Tripi One sẽ chỉ đề cập đến digital marketing, ứng dụng tuyệt vời của công nghệ, mà trước đó, khi chưa có sự phổ biến của internet, điều đó chỉ là một giấc mơ. Tuy chỉ mới xuất hiện một thời gian ngắn nhưng tiếp thi kỹ thuật số đã trở nên quá đỗi phổ biến nhờ những tiện ích mà hiệu quả mà nó mang lại, phương pháp này cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Ngoài ra nó còn là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều khái niệm khác như như tìm kiếm (SEO), diễn đàn, blog, email marketing, SMS, truyền thông mạng xã hội,.. Hiện nay, thị trường tiếp thị đang trong giai đoạn bùng nổ với tốc độ chóng mặt, hàng triệu trang web mới “có mặt” trên mạng lưới internet mỗi năm. Những minh chứng trên cho thấy rằng việc thành công lâu dài của doanh nghiệp là không thể nếu không có sự xuất hiện của công nghệ.
Chăm sóc khách hàng tối ưu
Một trong những yếu tố tiên quyết đến sự thành công của doanh nghiệp đó là sự hài lòng của khách hàng, chính vì vậy quy trình chăm sóc khách hàng luôn được xếp vào những công việc quan trọng của doanh nghiệp. Làm sao để hiểu được nhu cầu, xu hướng, hành vi và mức độ hài lòng của khách hàng. Nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ mà chúng ta có thể giao tiếp với hàng triệu khách hàng trên toàn cầu. Như bạn đã biết, giao tiếp hiệu quả chính là bước đi ngắn nhất để thấu hiểu và nắm được nhu cầu, vấn đề của khách hàng và giải pháp dành cho họ. Công nghệ cung cấp cho chúng ta nhiều kênh để giao tiếp với khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả. Một số kênh trong đó có email, hội thảo trực tuyến, tin nhắn hoặc đa phương tiện qua điện thoại thông minh. Các tổ chức, công ty, doanh nghiệp cũng thường sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM) để có thể giữ gìn những dữ liệu có giá trị, nhằm mục đích thấu hiểu hành vi của khách hàng và nhu cầu trong tương lai
Quản lý tài nguyên và toàn cầu hóa
Quản lý tài nguyên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Một tổ chức vừa hoặc lớn, rất khó để các lãnh đạo cấp cao có thể quản lý tất cả các nguồn lực của họ theo cách thủ công. Các nguồn lực này bao gồm nguồn lực hữu hình, tài chính hoặc các nguồn nhân lực,… Công nghệ thông tin đã đóng một vài trò vô cùng quan trọng trong việc tự động hóa các vấn đề phức tạp và rút gọn chúng thành một quy trình đơn giản, thân thiện hơn với người dùng. Trong quá khứ, hầu như các giải pháp quản lý tài nguyên, chi phí đều dựa trên máy tính để bàn. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của công nghệ và internet, hàng loạt các ứng dụng, tiện ích được ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và tối ưu nguồn lực của mình. Thay vì phải quản lý một đống giấy tờ và theo dõi vô số khoản chi phí theo một cách thủ công như lưu trữ trên giấy tờ, bằng cách áp dụng công nghệ những khoản chi phí, tài nguyên sẽ được thống kê và theo dõi một cách minh bạch, chính xác, giảm được sai số do yếu tố con người.
Đưa quản lý công nghệ vào trong quản lý công tác
Điển hình khi nhắc đến việc tiêu tốn tài nguyên và thời gian của doanh nghiệp xuất phát từ những chuyến công tác. Nếu công ty của bạn thường xuyên có những hoạt động công tác thì chắc hẳn bạn sẽ thấy được hàng loạt các khoản chi phí phát sinh nhiều đến mức nào, kéo theo các thủ tục vô cùng rắc rối tiêu tốn thời gian và công sức của người quản lý và thực hiện chuyến công tác. Một giải pháp áp dụng triệt để những tiện ích của công nghệ vào trong quản lý đó là Tripi One – ứng dụng công nghệ cho phép người dùng quản lý các hoạt động công tác và tiết kiệm chi phí cho mỗi chuyến đi. Phương pháp thủ công trong quản lý công tác gây ra lãng phí thời gian mỗi khi chờ đợi duyệt đề xuất, khó khăn trong thu thập chứng từ, hóa đơn. Nhưng bằng việc áp dụng thông minh tiện ích công nghệ từ Tripi One, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cho mỗi chuyến công tác và đơn giản hóa quy trình quản lý.
Những dẫn chứng trên đã củng cố thêm về sức mạnh của công nghệ đối với thành công của doanh nghiệp. Trong suốt 2 thập kỷ qua, những giá trị mà quản lý công nghệ mang lại cho doanh nghiệp thực sự vô cùng to lớn từ tối ưu quy trình, thúc đẩy kinh doanh, kết nối với khách hàng, là chìa khóa quan trọng đưa doanh nghiệp đến với thành công.
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ