Bể cá thủy sinh luôn mang đến cho người thưởng thức cảm giác thư giãn cả về thị giác lẫn tâm lý. Một không gian xanh, tươi mới được thu nhỏ lại trong chiếc bể, giúp bạn có cảm giác thoải mái, thư thái và an nhiên. Cùng bTaskee tìm hiểu cách làm hồ thủy sinh đơn giản dành cho người mới bắt đầu nhé!
Hồ thủy sinh là gì?
Hồ thủy sinh (hay aquarium) khác với những bể cá thông thường ở chỗ có thêm những mảng xanh được trồng ngay bên trong bể, phiến đá, bố trí đèn, cung cấp dinh dưỡng cho cây, lọc nước…
Bạn đang xem: Cách Làm Hồ Thủy Sinh Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
Ngoài những loài cá cảnh quen thuộc thì bể thủy sinh còn có những loài cá, tôm, tép lạ, đẹp mắt. Và điều đặc biệt là các cá thể cá hay tép thì chỉ là vật tô điểm cho bể thêm sinh động.
Hồ thủy sinh có rất nhiều loại, nhiều phong cách và cả cách chơi khác nhau. Khi đã thực sự đam mê, bạn sẽ tìm hiểu đến những cách chơi cũng như tìm được phong cách của riêng mình, bởi vốn dĩ hồ thủy sinh cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật!
Những hạng mục đầu tiên để định hình hồ thủy sinh
Lên kế hoạch
- Ngân sách: Ngân sách là 1 trong những yếu tố quyết định đến kích thước, sinh vật, thiết bị và vật liệu xây dựng hồ thủy sinh.
- Vị trí đặt hồ: Không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ, nhiều gia chủ còn nghiên cứu rất kỹ vị trí đặt hồ để đạt được yếu tố phong thủy tốt nhất. Vị trí phòng đặt cần đảm bảo ánh sáng tốt và thuận tiện cho quá trình chăm sóc hồ.
Chọn phong cách
Bước đầu tiên trong cách làm hồ thủy sinh là chọn phong cách hồ thủy sinh mà mình ưng ý nhất. Nếu không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia, hay những người chơi lâu để chọn phong cách, thì bạn hoàn toàn có thể lên Google, Tiktok, các hội nhóm đam mê thủy sinh trên Facebook để tìm kiếm những phong cách thủy sinh mà mình thích nhất.
Có rất nhiều phong cách để bạn lựa chọn, nhưng tựu chung lại có những phong cách phổ biến như: Bonsai đơn giản, 1 số thích chơi rêu, ráy, dương xỉ, 1 số lại thích hồ cây phong cách Hà Lan, 1 số lại thích chơi lũa, đá…
>> Xem thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh
Tìm mua hồ hay tự dán kính làm hồ
Tìm mua hồ
Ưu điểm khi tìm mua hồ:
- Đa dạng khi lựa chọn với những mức giá và kích thước khác nhau
- Sử dụng thuận tiện và dễ dàng
- Lựa chọn kiểu dáng và thiết kế phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng
Nhược điểm khi tìm mua hồ:
- Giới hạn sự sáng tạo thiết kế
- Tìm mua hồ có kích thước mong muốn có thể mất khá nhiều thời gian
Tự dán kính
Ưu điểm khi tự dán kính làm hồ:
- Thỏa thích khả năng sáng tạo thiết kế hồ
- Tự dán kính sẽ tiết kiệm được khoản chi phí so với mua
Nhược điểm khi tự dán kính làm hồ:
- Yêu cầu có kiến thức kỹ thuật cơ bản
- Cần đầu tư thời gian và công sức
- Sản phẩm tự làm rất khó để đẹp như mua ngoài tiệm
Nếu bạn quyết định tự mình làm hồ thì có một số kích thước hồ thường thấy sau:
- Hồ cubic 40 (dài 40cm, rộng 40cm, cao 40cm): Tổng quan đẹp, dễ chơi. Có thể dán bằng kính 5 li hay 8 li. Nếu bạn chơi nhiều đá thì nên làm kính 8li. Kính thường là đủ đẹp, kính siêu trong sẽ đẹp hơn nhưng giá thành cũng sẽ đắt hơn.
- Hồ 50(d) – 30 (r) – 30 (c): Đẹp, cân đối, dán bằng kính 5 li là được.
- Hồ chuẩn size ADA: 60 (d) – 30 (r) – 36 (c): Đẹp, cân đối, kính 5 li là phù hợp. Nếu chơi đá hay muốn chắc chắn thì 8 ly.
- Hồ thông dụng 60 – 40 – 40: Đẹp, có chiều sâu và cao tốt, gần 100 lít nước nên dễ tính toán phân nền, phân nước. Các bạn mới nên chơi hồ size 60 vì nó thông dụng, dễ đồ mới cũng như đồ thanh lý và cũng dễ thanh lý khi không muốn sử dụng. Nên chơi kính 8li.
- Hồ 80 -40 – 40: Có giá trị thẩm mỹ khá cao nhưng size này khó kiếm đèn. Nên cân nhắc trước khi dùng size này.
- Hồ 90 40 40: Khá đẹp, dễ mua đồ, kính 8 li hoặc 10 li.
- Hồ 90 45 45: Đẹp, cân đối, nên chơi loại hồ này với kính 10 li.
- Hồ 100 50 50: Khá đẹp nhưng đèn phù hợp với size này khá khó tìm.
- Hồ 1m2 50 50: Đẹp, dễ mua đồ, nên làm full 12 li.
- Hồ 1m5 60 60 trở lên: Đẹp, nhưng người mới không nên chơi hồ size lớn hơn 1m2.
Trang bị chân hồ, tủ kê
Xem thêm : 4 ý tưởng thiết kế vườn cổ tích trường mầm non độc đáo, ấn tượng
Sau khi bạn đã xác định được mẫu thiết kế của hồ thì cần trang bị thêm chân sắt cho hồ. bTaskee đã để lại 1 vài gợi ý như sau:
- Chân sắt 4, rẻ và chắc chắn nhưng không che được lọc, co2 và những dụng cụ khác.
- Chân sắt ốp gỗ cao su bên ngoài
- Chân sắt ốp sắt hay alu giả gỗ
- Tủ gỗ ván ép: Nên chơi với hồ kính thước từ 1m2 trở lại, chọn loại ván ép chống nước.
- Tủ gỗ cao su, các loại gỗ khác, riêng size 90 hay 1m2 trở lên thì nên có chân sắt bên trong tủ gỗ.
- Chân sắt 2, 3 tầng phù hợp với những gia chủ chơi nhiều hồ.
Lưu ý:
- Chiều cao chân sắt, tủ gỗ thông dụng là 70 đến 80cm, trừ những trường hợp đặc biệt.
- Những nơi làm chân sắt, tủ gỗ uy tín: anh Jiep Tép bên Gò Vấp, Lộc Nguyễn của FAM và những shop thủy sinh khác.
Bộ lọc nước
Bộ lọc nước chịu trách nhiệm duy trì chất lượng nước trong hồ, đảm bảo sinh vật trong hồ có điều kiện tốt nhất để phát triển. Bạn có thể chọn mua bộ lọc cơ, bộ lọc hóa học hoặc bộ lọc cơ sở vi sinh vật sao cho phù hợp với bể hồ của gia đình.
Đèn hồ cá
Đèn hồ cá ngoài cung cấp thêm ánh sáng phục vụ cho quá trình quang hợp của các sinh vật thì chúng còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho hồ thủy sinh. Màu sắc và loại đèn thủy sinh rất đa dạng mẫu mã để gia chủ có thể cân nhắc và lựa chọn.
Lựa chọn loại phân nền
Phân nền là lớp đất hoặc chất liệu đặt dưới lớp cát trong hồ, hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây thủy sinh. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn loại phân nền phù hợp với nhu cầu sống của các loại cây trong hồ.
Bộ cung cấp CO2 và oxy
Bộ cung cấp CO2 và oxy là thành phần không thể thiếu, bởi chúng đảm bảo cho các sinh vật trong hồ quang hợp và duy trì sự sống. Tùy vào kích thước hồ mà bạn có thể lựa chọn số lượng bộ cung cấp CO2 và oxy cần trang bị.
Lũa, đá, để bố cục hồ thủy sinh
Những thành phần này góp phần tạo nên quang cảnh và môi trường sống cho các sinh vật dưới hồ thủy sinh. Chúng còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian hồ.
Chuẩn bị cây thủy sinh
Có rất nhiều các loại cây thủy sinh như: Rêu, dương xỉ, ráy, bucep,… Bạn có thể lựa chọn ra những loại cây phù hợp với khả năng tài chính, khả năng chăm sóc và sở thích của mình nhé!
Quạt / chiller
Quạt, chiller rất quan trọng đối với bể thủy sinh bởi chúng giúp duy trì tính ổn định của mức nhiệt trong hồ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật trong bể thủy sinh.
Những linh kiện khác tùy theo nhu cầu
Ngoài những thiết bị, bộ phận chính kể trên thì để sở hữu được một bể thủy sinh hoàn chỉnh, bạn cần trang bị thêm một số linh kiện khác như: Twin stars, sục oxy, lọc bio, lọc váng, nhiệt kế… để giúp duy trì và quản lý hồ thủy sinh luôn ở trạng thái tốt nhất.
Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay!
Cách làm hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị và mua đầy đủ những dụng cụ cơ bản như sau:
- Hồ thủy sinh
- Bộ lọc nước
- Đèn hồ cá
- Phân nền
- Đá, tảo, hệ thống linh kiện trang trí
- Cây thủy sinh
- Quạt/chiller
Bước 2: Tạo lớp nền bằng phân nền
Phân nền là phần quan trọng trong cách làm hồ thủy sinh, vì nhờ có nó mà thủy sinh mới sống và ổn định, mọi sinh vật đều khỏe mạnh và phát triển tốt trong môi trường do bạn tạo ra. Phân nền có 2 loại chính là:
- Nền từ đất bùn, đất sét gọi là nền trộn. Loại này rất giàu dinh dưỡng, giá thành rẻ nhưng sẽ làm khó người mới vì dễ bẩn, làm không khéo sẽ bị xì lên làm đục hồ. Sau khi phủ nền trộn bạn phải phủ sỏi dày 3cm trở lên.
- Nền công nghiệp phù hợp với người mới bắt đầu vì không sợ xì bùn đất, dễ sắp xếp, không cần lót sỏi nhưng giá thành khá cao.
Bước 3: Xếp đá, lũa, cây thủy sinh vào hồ
- Setup bố cục bằng các đặt trực tiếp lên hồ: Bạn có thể đặt đá, lũa, cây thủy sinh trực tiếp vào trong bể và sắp xếp bố cục theo ý muốn. Tính thẩm mỹ của hồ phụ thuộc khá nhiều vào khâu này nên bạn hãy cân nhắc để sắp xếp sao cho hài hòa nhất nhé!
- Setup sẵn bố cục trên tấm formex bên ngoài rồi đặt vào hồ: Cách này giúp bạn dễ thực hiện và quan sát hơn. Bạn có thể dễ dàng thay đổi và di chuyển các thành phần trang trí mà không làm ảnh hưởng đến nội thất bên trong hồ.
>> Tham khảo thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần CO2 Dễ Chăm Sóc Nhất
Bước 4: Đặt hệ thống lọc và hệ bơm khí CO2/ Oxy
Xem thêm : Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì? 7 loại hồ sơ cho 1 dự án
Sau khi đã hoàn thành bước đặt cố định các yếu tố trang trí vào trong bể thủy sinh, bạn cần đặt hệ thống lọc và hệ thống bơm khí CO2 và oxy.
Bạn nên tìm hiểu và chọn mua loại bộ lọc phù hợp với kích thước và diện tích bể. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 khoản chi phí so với việc chọn mua bộ lọc có công suất lớn hơn nhu cầu sử dụng.
Bước 5: Setup hệ cây thủy sinh
Chọn mua và setup hệ thống cây thủy sinh vào bên trong hồ. Bạn cần sắp xếp sao cho hài hòa và hợp lý. Đảm bảo khoảng cách và bố cục phù hợp để chúng có thể sinh trưởng 1 cách tốt nhất.
Bước 6: Đặt hệ thống đèn chiếu sáng
Đây là 1 nguồn ánh sáng nhân tạo góp phần vào quá trình quang hợp và hô hấp của các sinh vật trong bể thủy sinh. Sử dụng và điều chỉnh mức ánh sáng của đèn phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của các loài sinh vật.
Bước 7: Bơm nước vào hồ và châm vi sinh
Sau khi hoàn thành đủ và đúng tất cả các khâu trước đó, bạn có thể bắt đầu bơm nước và châm vi sinh vật vào hồ. Hãy đảm bảo lượng nước luôn được cung cấp đều và có chất lượng tốt nhất nhé!
Bước 8: Thả cá
Cuối cùng, bạn có thể thả cá vào hồ thủy sinh. Để chúng sinh trưởng tốt nhất bạn cần thường xuyên theo dõi và quan sát tình trạng sức khỏe của chúng. Đồng thời đảm bảo luôn cung cấp một chế độ dinh dưỡng và môi trường sống phù hợp.
>> Tham khảo thêm: Cách Làm Hồ Thủy Sinh Bằng Thùng Xốp Tại Nhà
Chăm sóc bể cá thủy sinh
Bạn muốn bể cá thủy sinh đẹp nhà mình luôn giữ được nét đẹp, sinh động, phát triển mạnh khỏe thì việc chăm sóc hàng ngày là điều cần thiết.
Không cần quá nhiều thời gian mà bạn chỉ cần bỏ ra 10-15 phút hàng ngày lúc rảnh rỗi, lúc ngắm bể cá, để chăm bể luôn. Còn trường hợp bận quá thì bạn nên chơi các loại rêu hay dương xỉ thì đỡ phải chăm sóc nhiều.
Việc thay nước thường xuyên cho bể thủy sinh cũng rất quan trọng. Thế nhưng bạn không nên thay quá 50% lượng nước, mà nên thay khoảng 30% mỗi lần thôi.
Tránh việc tôm tép, cá bị sốc nước mới hoặc hao hụt lượng dinh dưỡng, hệ vi sinh. Khoảng 10 – 15 ngày bạn thay một lần là thích hợp, thường xuyên cắt tỉa lá cây phát triển nhanh quá mức hoặc bị hư.
Không nên để bể thủy sinh hứng ánh sáng mặt trời quá nhiều. Ngoài ra bạn cần để ý:
- Về rêu gây hại: Đây là kẻ thù của những bể cá thủy sinh nói riêng và các loại bể nói chúng. Bạn cần lưu tâm, nhất là những tháng đầu do lúc này bể chưa ổn định dẫn đến đây là môi trường lý tưởng để chúng phát triển và gây ảnh hưởng đến bể. Sau chúng tôi sẽ có 1 bài viết về vấn đề này kỹ hơn.
- Các bệnh liên quan đến cá: Với những hồ chưa có tính ổn định, lượng Co2 cũng như dinh dưỡng chưa đủ, chưa đều. Thì việc thả cá rất dễ gây bệnh nấm cho chúng, kết quả là bị lây và chết cả đàn cá. Chính vì thế bạn nên thả cá sau khi setup bể được khoảng 1-2 tháng và quan tâm kỹ trong thời gian này. Nếu phát hiện sớm bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị để chữa cho cá, vấn đề này bạn nên tham khảo kỹ hơn trên google.
Tổng hợp một số mẫu hồ cá thủy sinh chọn lọc đẹp nhất
Câu hỏi thường gặp
Trên đầy là tổng hợp toàn bộ thông tin về cách làm hồ thủy sinh từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị cho tới các bước thực hiện. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc và chúc các bạn thành công với niềm đam mê thủy sinh của mình. Đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Setup Bể Cá Mini Tự Làm Đơn Giản, Đẹp Tại Nhà
- Cách Làm Thác Cát Hồ Thủy Sinh Đơn Giản Mà Đẹp
Hình ảnh: Canva
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Bất động sản