Vị thuốc toan táo nhân là gì?
Toan táo nhân (酸枣仁) có nghĩa là nhân của hạt táo chua. Vị thuốc này được lấy từ cây táo chua có tên khoa học là Ziziphus jujuba Mill var. spinosa (tức cây Toan táo 酸枣).
Tuy nhiên, trên thực tế, toan táo nhân ở nước ta có thể là nhân hạt của một số loại táo khác (có công dụng gần giống hoặc có thể dùng thay thế cho Toan táo nhân thực thụ).
Bạn đang xem: Toan táo nhân có công dụng gì và vì sao phải sao đen trước khi dùng?
Toan táo nhân, tính vị, quy kinh
Toan táo nhân không có mùi nhưng có vị ngọt bùi, tính bình và thông vào các kinh Tâm, Tỳ, Can. Tác dụng chủ đạo của toan táo nhân là dưỡng gan, an thần.
Tại sao phải sao đen toan táo nhân trước khi dùng?
Toan táo nhân có hoạt tính mạnh và thường được dùng với liều rất thấp: chỉ từ 0, 8 đến 1, 2 g mỗi ngày đối với người trưởng thành.
Tuy nhiên, trong một số bài thuốc được ghi chép thì liều lượng của vị thuốc này lại cao hơn rất nhiều. Do đó, để giảm bớt độc tính, trước khi dùng toan táo nhân làm thuốc, người dùng cần phải sao đen (có tài liệu ghi là đốt tồn tính). Theo các nhà nghiên cứu y học, việc sao đen toan táo nhân là để giảm bớt độc tính của thuốc do dùng quá liều.
Dùng quá liều toan táo nhân sẽ gây tác hại gì?
Việc dùng quá liều toan táo nhân sẽ dẫn đến trúng độc với các biểu hiện thường thấy là mất tri giác và hôn mê. Vì vậy, khi dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, tình hình bệnh trạng và cách thức sơ chế phù hợp.
Công dụng chữa bệnh và cách dùng toan táo nhân
Xem thêm : TOP 10 tựa Game thùng Arcade tuổi thơ hay nhất, nhìn phát là nhận ra ngay!
Toan táo nhân chất lượng là loại có nhiều dầu, vị bùi và có màu đỏ nâu, mặt ngoài nhẵn bóng. Theo y học cổ truyền, toan táo nhân được dùng trong các trường hợp như:
- Cơ thể yếu mệt, suy nhược, dễ quên.
- Tâm trạng dễ bị kích thích, hay cảm thấy hồi hộp.
- Đổ mồi hôi quá nhiều, phiền khát, khô miệng.
- Khó ngủ, tim đập thình thịch như đánh trống.
Cách dùng: Ở người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 0,8 đến 1, 2 g tùy theo tình hình bệnh trạng. Hình thức dùng thuốc thường thấy là tán bột rồi uống.
Ngoài ra, nếu dùng toan táo nhân trong các bài thuốc với liều cao hơn (theo chỉ định của bác sĩ) thì cần sao đen trước khi dùng (vì lý do đã trình bày ở trên).
Các bài thuốc kết hợp
Ngoài cách dùng riêng một vị toan táo nhân, các công trình nghiên cứu y học cũng ghi chép lại các bài thuốc kết hợp như:
1. Bài thuốc điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh
Dùng 6 g toan táo nhân (sao đen), 5 g phục linh, 3 g xuyên khung, 2 g cam thảo Bắc và 4 g tri mẫu, sắc trong 600 ml nước, sắc đến khi nước rút còn 1/ 3 thì chia thành 3 lần uống trong ngày.
Xem thêm : Xiaomi Black Shark 2 Pro (12GB | 256GB)
2. Bài thuốc điều trị chứng hay bồn chồn và ngủ hay mê sảng
Dùng 6 g toan táo nhân (sao đen), 12 g long nhãn, 12 g mạch môn đông, 12 g hạt muồng (tức thảo quyết minh), 12 g hạt sen và 12 g sinh địa, sắc uống mỗi ngày một thang.
Những lưu ý khi dùng toan táo nhân làm thuốc
1. Tránh nhầm lẫn Toan táo nhân (còn được gọi là Táo nhân) với hạt cây bình linh, tức cây keo giậu Leucaena leucocephala (cũng được gọi là Táo nhân). Hai loại hạt này có hình dáng tương tự nhau.
2. Cây muồng hai nang (Cassia bicapsularis) cũng cho vị thuốc gọi là Toan táo nhân, vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý để tránh mua nhầm, dùng nhầm.
3. Phụ nữ có thai thận trọng khi dùng.
4. Những người có biểu hiện của chứng thực tà, uất hỏa không được dùng toan táo nhân.
5. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Tư liệu tổng hợp
Nguồn: https://sigma.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ